Sâm Đại Hành

Dược liệu: Sâm Đại Hành

  1. Tên khoa học: Bulbus Eleutherinis subaphyllae
  2. Tên gọi khác: tỏi lào, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm cau, phong nhan.
  3. Tính vị, quy kinh: Cam, ôn. Quy vào các kinh can, tỳ, phế.
  4. Bộ phận dùng: thân hành
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân hành (quen gọi là củ) tròn như củ hành hay dài,  bên ngoài có một vài “lớp” vẩy khô phần trên màu nâu, phần dưới màu đỏ, các lớp bên trong màu đỏ tươi như máu. Cắt ngang củ thấy màu đỏ nhạt xen lẫn những vòng đồng tâm màu trắng. Củ còn mang một ít rễ nhỏ, khô, dài 1 – 3 cm. 
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: châu Mỹ, châu Á gồm Indonesia, Philippin và một số nước khác trong vùng Đông Nam Á. – Việt Nam: trồng và mọc hoang ở nhiều nơi.
  7. Thời gian thu hoạch: mùa đông

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Sâm đại hành là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 cm. Thân hành, hình trứng thuôn, dài khoảng 5cm, đường kính 2,5 – 3cm, gồm nhiều vảy mỏng, màu đỏ nâu. Lá hình dải nhọn, có gân song song, giống lá cau hay lá dừa. Cụm hoa mọc từ thân hình thành chùm dài 20cm, hoa màu trắng, có cuống dài. Quả ít gặp.

Sâm Đại Hành
Sâm Đại Hành

2. Phân bố

  • Thế giới: châu Mỹ, châu Á gồm Indonesia, Philippin và một số nước khác trong vùng Đông Nam Á.
  • Việt Nam: trồng và mọc hoang ở nhiều nơi.

3. Bộ phận dùng

Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.), họ Lay ơn (Iridaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch cây mọc từ 1 năm trở lên.
  • Chế biến: Đào lấy thân hành, khi cây tàn lụi cắt bỏ phần rễ, lá, rửa sạch thái dọc củ thành lát, phơi hoặc sấy khô (dưới 60o). Để nguyên miếng hoặc tán bột. Nếu chưa dùng thì sau khi đào củ, rũ sạch đất, để nguyên cả lớp rễ và vỏ ngoài, tách ra từng củ, vùi vào cát ẩm để cho củ lâu khô.
  • Bảo quản: Phần củ khô để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt. Củ tươi vùi vào cát ẩm hoặc nơi ẩm.

5. Mô tả dược liệu Sâm Đại Hành

Thân hành (quen gọi là củ) tròn như củ hành hay dài, đường kính chỗ lớn nhất 1 – 2 cm, dài 4 – 5 cm, bên ngoài có một vài “lớp” vẩy khô phần trên màu nâu, phần dưới màu đỏ, các lớp bên trong màu đỏ tươi như máu. Cắt ngang củ thấy màu đỏ nhạt xen lẫn những vòng đồng tâm màu trắng. Củ còn mang một ít rễ nhỏ, khô, dài 1 – 3 cm.

6. Thành phần hóa học Sâm Đại Hành

Sâm đại hành đã được Viện Dược liệu nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Năm 1973, Lê Hồng và cs đã phân lập 4 chất từ dược liệu này. Vài năm sau, Nguyễn Văn Đàn và cs nhận dạng được 3 chất là eleutherin, isoeleutherin và eleutherol bằng điểm chảy, các phổ uv, IR, NMR (Thông báo Dược liệu 1973, 18, Revue médicale (Hanoi) 1975, 157 – 69 và Tạp chí Hóa học 1978, 16 (1), 29 – 33.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng Sâm Đại Hành

  • Tác dụng: Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết, sinh cơ, chỉ khái, tiêu độc.
  • Công dụng: Chủ trị: Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu. Thương tích tụ huyết (giã đắp), ho gà, viêm họng, tê bại do suy dinh dưỡng, mụn nhọt, lở ngứa.

9. Cách dùng và liều dùng Sâm Đại Hành

  • Ngày 4 – 12 g thuốc sắc, hãm, bột hoặc thuốc viên.

10. Lưu ý, kiêng kị Sâm Đại Hành

..

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Sâm Đại Hành

  • Rượu sâm đại hành (chữa thiếu máu, xanh xao, vàng da hay mệt mỏi):

Sâm đại hành phơi khô thái mỏng (100g), rượu trắng (30°) vừa đủ 1 lít. Ngâm 7-15 ngày. Thêm đường cho đủ ngọt. Ngày uống 30 ml, chia làm 2 lần trước bữa ăn. Uống liên tục 15-20 ngày.

  • Rượu bổ huyết trị tê thấp:

Sâm đại hành, bổ cốt toái, đương quy, bạch chỉ, cẩu tích, độc hoạt, mỗi vị 50g, ngâm với 2 lít rượu, uống dần.

  • Thuốc tiêu độc:

a) Sâm đại hành 30g dưới dạng chè thuốc và sirô cho trẻ em.

b) Sâm đại hành, sài đất, bồ công anh, cam thảo đất, ké đầu ngựa, kim ngân, kinh giới dưới dạng cao lỏng.

  • Chữa mụn nhọt sưng tấy:

Sâm đại hành 4g; bông trang, đơn tướng quân, bồ công anh, sài đất, mỗi vị 16g. Sắc uống.

  • Chữa viêm họng, viêm phổi, sưng amiđan:

Sâm đại hành 3g; vỏ rễ dâu, cỏ nhọ nồi, sài đất, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g. sắc uống.

  • Thuốc an thần Passerynum, làm ngủ dễ và ngon giấc:

Sâm đại hành, lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, hạt tơ hồng, lá dâu, hạt keo dậu. Nấu cao và làm viên.

  • Chữa ho viêm phế quản:

Sâm đại hành, rễ dâu, lẻ bạn, mỗi vị 20g; cam thảo nam, lá chanh, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

  • Chữa viêm phế quản có nhiều đờm:

Sâm đại hành 100g, hạt đinh lịch 200g, gừng khô 50g, bán hạ 30g, trần bì 20g, phèn phi 20g. Hạt đinh lịch sao đen, bán hạ chế, sâm đại hành thái mỏng phơi khô, các vị hợp lại tán nhỏ, gừng nấu nước luyện hoàn 0,30g, sấy khô. Ngày uống 8g, chia 2 lần.

  • Chữa ho viêm họng trẻ em:

Sâm đại hành 100g, xạ can 50g. sắc nước, cô đặc, pha thành 300 ml sirô. Mỗi ngày uống 12 – 30 ml sirô chia 3 lần tùy theo tuổi.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

Sâm Đại Hành

1. Vi phẫu

Cắt ngang lớp vẩy mọng nước thấy: Biểu bì ngoài gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm có nhiều hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình que. Bó libe – gỗ chồng kép hình trái xoan nằm giữa lớp mô mềm, libe bao bọc hai đầu, gỗ ở giữa, mạch gỗ ít, xếp lộn xộn, lớp biểu bì trong gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, mỏng hơn biểu bì ngoài.

2. Bột

Bột màu hồng, vị lúc đầu hơi đắng, sau ngọt. Soi kính hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột đa dạng, kích thước mỗi hạt 1,6 – 40 m, nhiều hạt nhìn rõ rốn. Tinh thể calci oxalat hình que, có loại đầu nhọn trông như đầu bút chì, có loại đầu tày. Mảnh mạch. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột. Mảnh biểu bì ngoài. Mảnh biểu bì trong.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 10% (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu cắt nhỏ.

Tạp chất

Không quá 1% (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 5,0% (Phụ lục 9.8).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo một số loại Sâm khác:

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img