Tang Thầm – Quả Dâu

Tang Thầm còn gọi là Tang thầm tử, được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo, là quả chín của cây Dâu tằm ( Morus Alba L.) thuộc họ Dâu tằm ( Moraceae).

 Dược liệu Tang thầm

  1. Tên khoa học: Fructus Mori albae
  2. Tên gọi khác: tầm tang, mạy môn ( Thổ ), dâu cang ( Mèo )
  3. Tính vị, quy kinh: vị ngọt, chua tính ôn, kinh can, thận
  4. Bộ phận dùng: quả
  5. Đặc điểm sản phẩm: Quả kép hình trụ do nhiều quả bế tạo thành, dài 1 – 2 cm, đường kính 5 – 8 mm, màu nâu vàng nhạt đến đỏ nâu nhạt hoặc tím thẫm, cuống quả ngắn. Qủa bế hình trứng, hơi dẹt, dài 2 mm, rộng 1 mm, có bao hoa nạc xẻ 4. Vị hơi chua và ngọt.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc Việt Nam
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 4 -6
Tang Thầm - Quả Dâu
Tang Thầm – Quả Dâu

Thành phần chủ yếu:

  • Carotene, Thiamine, riboflavin, vitamin C, tanin, linoleic acid, stearic acid.

Tác dụng dược lý:

  • Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng bổ âm huyết, sinh tân nhuận trường. Chủ trị chứng âm huyết hư, chứng tiêu khát, tân dịch hao tổn, táo bón.

Bài Thuốc với Tang Thầm

Tang thầm, theo Dược học cổ truyền có vị chua ngọt, tính lạnh, có công dụng tư âm dưỡng huyết, bổ can ích thận, sinh tân nhuận tràng, ô phát (làm đen râu tóc) và trừ phong thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do can thận bất túc gây nên như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn..

Trị chứng huyết hư, váng đầu, ù tai, tiêu khát: 

thường gặp trong các bệnh thiếu máu, suy nhược thần kinh, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường. Thường phối hợp với Kê huyết đằng, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, dùng bài thuốc.

  • Gia vị Nhị chí hoàn: Tang thầm, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo lượng bằng nhau, tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Tang thầm cao: dùng độc vị Tang thầm chế thành cao lỏng 20 – 30%, mỗi lần uống 5 – 10ml, ngày 2 lần trị chứng mồm khô, khát nước.

Trị chứng táo bón cho người cao tuổi:

Trị rụng tóc, tóc bạc:

  • uống cao Tang thầm như trên, bên ngoài dùng nước lọc quả dâu ngâm xát vào đầu hàng ngày.

Liều lượng và cách dùng: Liều lượng: 12 – 20g, cho vào thuốc sắc hoặc làm hoàn tán, nấu cao uống 20g/lần, mỗi ngày 2 lần.

Người xưa còn hay phối hợp thêm với một số vị thuốc khác theo các công thức cụ thể như:

  • Tang thầm 10g, ngũ vị tử 10g. Hãm uống để trị chứng dễ vã mồ hôi ban ngày (tự hãn) và ra mồ hôi trộm (đạo hãn).
  • Tang thầm 15g, thục địa 15g và bạch thược 15g hoặc tang thầm 15g và toan táo nhân 12g. Hãm uống để chữa mất ngủ.
  • Tang thầm 15g, cát căn 15g, hoàng cầm 8g, cúc hoa 8g, tiểu kế 8g. Hãm uống để chữa cao huyết áp.
  • Tang thầm 10g, bạch truật 6g. Hãm uống để chữa chứng chậm tiêu.
  • Tang thầm 15g, kỷ tử 15g, đại táo 15g. Hãm uống để chữa chứng đầu choáng mắt hoa.
  • Tang thầm 15g, Long nhãn 15g hay tang thầm 15g, thỏ ty tử 12g, nữ trinh tử 12g, kỷ tử 12g, thục địa 8g, tiên linh tỳ 8g, phá cố chỉ 8g. Hãm uống để chữa thiếu máu.
  • Tang thầm 15g, hà thủ ô 15g, nữ trinh tử 15g và cỏ nhọ nồi 10g. Hãm uống để chữa chứng râu tóc bạc sớm.
  • Tang thầm 15g, nhục dung 15g, vừng đen 15g và chỉ xác sao 8g. Hãm uống để chữa táo bón.
  • Tang thầm 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 12g. Hãm uống để trị chứng bế kinh
  • Tang thầm 30g, địa cốt bì 15g và đường phèn 15g. Hãm uống để trị chứng ho khan ít đờm và lao phổi…Điều cần lưu ý là, vì tang thầm tính lạnh và có tác dụng nhuận tràng nên những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng do tỳ vị hư yếu và những người bị cảm mạo, ho nhiều do phong hàn không nên dùng trà tang thầm. Khi pha loại trà này tuyệt đối không dùng ấm chén bằng kim loại.

Kinh nghiệm: Nên chọn những quả dâu đã chín, lành lặn, loại bỏ các tạp chất, dùng nước sạch rửa thật kỹ (chú ý nhẹ tay để tránh dập nát), đem phơi hoặc sấy thật khô rồi đựng trong lọ kín (tốt nhất là lọ sành) để dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy 10-15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Trên thực tế, ngoài tang thầm, người ta còn phối hợp thêm với một số vị thuốc khác nhằm nâng cao và mở rộng hiệu quả phòng chống bệnh tật của loại trà này.

Các bộ phận của cây Dâu tằm cho nhiều vị thuốc khác nhau:

  • Tang Diệp – Lá dâu: thanh nhiệt giải cảm, thanh can, minh mục, hóa đàm chỉ khái.
  • Cành dâu là Dược liệu Tang Chi : khu phong hoạt lạc, trị chứng phong thấp.
  • Vỏ trắng cây dâu ( Tang bạch bì) tả phế chỉ khái bình suyễn.
  • Quả dâu chín ( Tang thầm) có tác dụng tư âm bổ huyết lúc dùng cần chú ý phân biệt.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img