Thanh Bì

Dược liệu: Thanh Bì

  1. Tên khoa học: Pericarpium Citri reticulatae viridae
  2. Tên gọi khác: quýt, quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì
  3. Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, ôn, quy kinh: tỳ, phế.
  4. Bộ phận dùng: vỏ quả quít còn xanh.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Vỏ cuốn lại hoặc quăn, có mảnh còn vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu xanh nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, hơi cay.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc, Đông Dương, Ấn Độ, Nhật Bản, Địa Trung Hải.
    – Việt Nam: trồng nhiều ở khắp nơi. Phân bố ở các tình như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Định, Hà Nam, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh..
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 7 -12

Thanh Bì – Trần Bì – Vỏ Quả Quýt

Thanh bì là vỏ quả còn xanh của cây cam quất, thuộc họ cam.

Theo Đông y, thanh bì vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can và đởm. Có tác dụng thông lợi gan, lý khí, kiện vị, tiêu tích hóa trệ. Thanh bì tác dụng chủ yếu là giáng tiết, thiên về thông lợi gan, thông lợi đởm khí, tiêu tích hóa trệ; vì vậy thường dùng với các chứng can khí uất kết, ngực sườn đau, sưng vú, sán khí. Liều dùng: 6-12g

hanh bì
Dược liệu: Thanh Bì

Trần Bì – là vở quả quýt chín phơi khô

Một số tác dụng Dược Liệu Thanh Bì

Bột thanh bì:

  • thanh bì nghiền thành bột, mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần. Trị sưng vú, tức ngực, nấc, đau sườn, đau bụng.

Sài hồ sơ can thang:

  • sài hồ 12g, chỉ xác 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g. Chữa đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng, ấn thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Sirô nhuận gan:

  • chè vằng 12g, chi tử 12g, nhân trần 12g, lá mua 12g, vỏ núc nác (rụt) 12g, thanh bì 8g, rau má 12g, lá bồ cu vẽ 12g, vỏ đại 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa mạng sườn phải đau, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt, đại tiện nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
  • rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Chữa viêm gan mạn do viêm gan virut.

Huyết phủ trục ứ thang:

Kiện vị, tiêu thực:

  • thanh bì 12g, sơn tra 12g, thần khúc 12g, mầm mạch 16g, thảo quả 8g. Sắc uống. Trị thức ăn không tiêu, bụng đau trướng đầy, tiêu hoá không tốt.
  • thanh bì 8g, chi tử 8g, trần bì 6g, bối mẫu 8g, trạch tả 8g, bạch thược 12g, đan bì 8g, hoàng liên 8g, ngô thù 4g. Chữa đau vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô, ợ chua, đắng miệng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác do hỏa uất.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img