Trinh Nữ Hoàng Cung

Cây Dược liệu Trinh Nữ Hoàng Cung

  1. Tên khoa học: Folium Crini latifolii
  2. Tên gọi khác: Hoàng cung trinh nữ, tây nam văn châu lan, thập bát học sĩ, tỏi Thái Lan
  3. Tính vị, quy kinh: vị đắng, chát, quy kinh thận
  4. Bộ phận dùng: lá , cán hoa , thân hành của cây
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50 cm, có khi hơn, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Thái Lan , Campuchia – Việt Nam: mọc từ lâu và được trồng cả ở 3 miền Bắc , Trung , Nam
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm
trinh nữ hoàng cung
hoàng cung trinh nữ, tây nam văn châu lan, thập bát học sĩ, tỏi Thái Lan

Trinh Nữ Hoàng Cung – Chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Trinh Nữ Hoàng Cung để điều trị bệnh: u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, u vú, …. Để đánh giá tác dụng điều trị bệnh khối u, năm 2001, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng làm chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng điều trị cho các bệnh nhân bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng nước sắc lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội.

Kết quả điều trị tốt nhưng nguyên liệu lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung để sử dụng trong nghiên cứu lâm sàng là lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung do Ts. Nguyễn Thị Ngọc Trâm trồng và nghiên cứu tại trại dược liệu Long Thành – Đồng Nai, là dược liệu sạch, được trồng chăm sóc và thu hái theo quy trình GACP-WHO và đã xác định được thời điểm thu hái có hoạt tính sinh học điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, u xơ tử cung và hỗ trợ điều trị ung thư. Kết quả đề tài nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng chứng minh khả năng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt của lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung.

Tuy nhiên người bệnh tránh hiểu lầm tất các cây náng khác giống Trinh Nữ Hoàng Cung cũng điều trị được bệnh, điều đó nguy hiểm vì các cây náng đó chưa được nghiên cứu và thường có độc tính ảnh hưởng đến gan, thận. Trước đây chưa có công trình nghiên cứu của Ts. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và thuốc Crila, người dân phải sử dụng theo kinh nghiệm dân gian là phải sắc lá Trinh Nữ Hoàng Cung để uống nhưng với cách sắc đó không thể lấy hết hoạt chất sinh học có trong Trinh Nữ Hoàng Cung bởi vì với dung môi là nước nóng không thể lấy được các hoạt chất sinh học mà phải sử dụng các dung môi hữu cơ khác để chiết xuất các hoạt chất có hoạt tính ức chế tế bào u.

Viên Crila được bào chế từ những Alcaloid được chiết xuất từ Trinh Nữ Hoàng Cung đã được thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện: Viện Lão Khoa TW, bệnh viện Y học Cổ truyền TW, bệnh viện Y học Cổ truyền  Tp HCM, thông qua thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện trên, hội đồng khoa học công nghệ- Bộ Y tế đã đánh giá hiệu quả điều trị của Crila đạt 89,18%, người bệnh nên sử dụng sản phẩm đã được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng an toàn cho người bệnh, không nên tự hái lá Trinh Nữ Hoàng Cung để sắc uống vì nếu nhầm lẫn chẳng những không khỏi bệnh mà còn có thể bị ngộ độc.

Nếu có nhu cầu phòng bệnh phì đại lành tính tiền liệt và các bệnh khối u khác có thể sử dụng trà Trinh Nữ Hoàng Cung và Crilin là hai sản phẩm thực phẩm chức năng được ra đời từ công trình nghiên cứu của Ts. Nguyễn Thị Ngọc Trâm giúp người bệnh phòng ngừa các bệnh khối u và những sản phẩm này đã được cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cho phép lưu hành trên thị trường theo số CNTC: 2405/2009/YT-CNTC và 2406/2009/YT-CNTC.

Một số bài thuốc với Cây Trinh Nữ Hoàng Cung

Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu

  • Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây Đau xương 20g, Huyết giác 20g, lá Cối xay 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Củ Trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau (Kinh nghiệm Ấn độ).

Chữa ho, viêm phế quản

  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, Tang bạch bì 20g, Xạ can 10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Bồng bồng 12g, lá Táo chua 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa u xơ tuyến tiền liệt

Để chữa các bệnh tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt ở người cao tuổi có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:

  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạt Mã đề (Xa tiền tử) 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ xước 12g, dây Ruột gà (Ba kích sao muối 10g), Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo…)

  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ xước 12g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu 12g, Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Trắc bách sao đen 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn nhọt

  • Lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa dị ứng mẩn ngứa

  • Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img