Phòng Phong

Theo Đông y, phòng phong vị cay ngọt, tính ôn. Vào kinh bàng quang và can. Có tác dụng khu phong giải biểu, trừ thấp chỉ thống. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, phong hàn thấp tý, kinh giật, co quắp, bại liệt tay chân, nổi ban dị ứng.

Dược liệu Phòng Phong

  1. Tên khoa học: Radix Saposhnikoviae divaricatae
  2. Tên gọi khác: phòng phong Bắc
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, ngọt, ấm. Quy vào kinh: can, phế, vị, bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới, hơi ngoằn ngòeo. Mặt ngòai màu nâu xám, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngòai thường bong tróc ra, nhiều nốt bì khổng trắng và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rễ mang nhiều vân lồi hình vòng cung. Thể chất nhẹ, dễ gãy. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam ( Trung Quốc).
    – Việt Nam: nhiều nơi
  7. Thời gian thu hoạch: mùa xuân hay mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây phòng phong hay thiên phòng phong (Ledebourielỉa seseloides) cũng là một cây sống lâu năm, cao 0,3-0,8m, lá mọc so le, có cuống dài, phía dưới cũng phát triển thành bẹ ốm vào thân, phiến lá xẻ lông chim 2-3 lần trông giống lá ngải cứu. Cụm hoa hình tán kép, mỗi tán kép có 5-7 tán nhỏ, cuống tán nhỏ không đều nhau. Mổi tán nhỏ có 4-9 hoa nhỏ màu trắng. Quả kép gồm 2 phin quả, hai quả dính nhau trông như hình chuông; trên lưng quả có sống chạy dọc, giữa sống có một ống tinh dầu, mặt tiếp xúc giữa 2 phần quả có 1 ống tinh dầu.

Dược liệu Phòng Phong
Dược liệu Phòng Phong

2. Phân bố

  • Thế giới: Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam ( Trung Quốc).
  • Việt Nam: nhiều nơi

3. Bộ phận dùng

Rễ đã được phơi khô của cây Phòng phong (Saposhnikovia divaricata (Turcz.) Schischk.), họ Hoa tán (Apiaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thuốc được thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu khi thân cây có hoa, đào lấy rễ, loại vỏ rễ con và đất, phơi khô.
  • Chế biến: Loại vỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.
  • Bảo quản: Nơi khô mát, tránh mọt.

5. Mô tả dược liệu Phòng Phong

Rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới, hơi ngoằn ngòeo, dài 15 – 30cm, đường kính 0,5 – 2 cm. Mặt ngòai màu nâu xám, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngòai thường bong tróc ra, nhiều nốt bì khổng trắng và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rễ mang nhiều vân lồi hình vòng cung, đôi khi là những túm gốc cuống lá dạng sợi có màu nâu, dài 2 – 3 cm. Thể chất nhẹ, dễ gãy, vết gãy không đều, vỏ ngòai màu nâu và có vết nứt, lõi màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.

6. Thành phần hóa học

Rễ Phòng phong chứa tinh dầu, coumarin, các dẫn chất phenol.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt.
  • Công dụng: Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.

9. Cách dùng và liều dùng

Ngày 5- 12 g, phối hợp trong các bài thuốc.

10. Lưu ý, kiêng kị

Thận trọng khi dùng vị này khi bị co thắt do Thiếu máu, không dùng vị thuốc này cho các trường hợp âm suy kèm dấu hiệu nhiệt

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Phòng Phong

  • Bài 1: Phòng phong 10g, Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 8g, Kinh giới 8g, Hạnh nhân 10g, Gừng tươi 2-3 lát; sắc uống trị chứng cảm phong hàn, ho, đau đầu mình.
  • Bài 2: Phòng phong 10g, Sài hồ 10g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới 8g, Liên kiều 8g, Cát căn 10g, Hoàng cầm 12g, Cam thảo 4g; sắc uống trị chứng cảm phong nhiệt, sốt ho, đau đầu, mạch sác.
  • Bài 3: Phòng phong 12g, Độc hoạt 10g, Tang ký sinh 12g, Tần giao 12g, Chế hương phụ 8g, Xuyên khung 8g, Hà thủ ô 12g, Quế chi 8g, sắc uống trị chứng cảm phong thấp đau mình mẩy và các cơ khớp.

Trị đau nửa đầu: thường kết hợp với Bạch chỉ, Xuyên khung có thể dùng bài thuốc kinh nghiệm sau: Phòng phong, Bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhỏ hòa mật ong viên bằg quả táo, mỗi lần ngậm một viên với nước chè.

Trị ngứa: Đông y cho ngứa là do phong, thường dùng chữa ngứa do dị ứng có kết quả tốt, trên lâm sàng thường dùng kết hợp với các thuốc trị phong khác như Kinh giới, Bạc hà, Kim ngân hoa.

Trị chứng kinh phong: Do ngoại phong sinh chứng co giật như bệnh uốn ván (phong đòn gánh, Phá thương phong). Cổ phương thường dùng bài Ngọc chân tán (Ngoại khoa chính tông) gồm Nam tinh, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên ma, Khương hoạt, Bạch phụ tử lượng bằng nhau tán bột mịn. Mỗi lần uống 6-12g chế với rượu nóng để uống.

Trị đau bụng tiêu chảy: trường hợp tiêu chảy kèm sôi bụng, đau bụng. (Đông y cho tiêu chảy do phong thấp phong tả) dùng bài cổ phương Thống tả yếu phương (Cảnh nhạc toàn thư) gồm Bạch truật 12g, Bạch thược12g, Phòng phong 8g(sao), Trần bì sao 6g, sắc nước uống dùng có kết quả tốt đối với tiêu chảy do tỳ hư kiêm ngoại cảm phong hàn.

Bài thuốc kinh nghiệm: chữa chứng mồ hôi trộm lúc ngủ. Phòng phong 80g, Xuyên khung 40g, Nhân sâm 20g (có thể dùng Đảng sâm) tán nhỏ trộn đều, mỗi lần trước khi ngủ uống 10-12g bột thuốc.

  • Liều lượng thường dùng: 4-12g.

Chú ý lúc dùng thuốc: Trường hợp huyết hư sinh phong hoặc nhiệt cực sinh phong (co giật) không dùng. Dùng thận trọng đối với chứng âm hư hỏa vượng.

Một số bài thuốc với Phòng Phong từ Báo Sức Khỏe Đời Sống

Tán hàn, giải biểu: phòng phong 12g, hạnh nhân 12g, thông bạch 12g, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang. Trị cảm mạo phong hàn, đầu nhức, mình đau và ho.

Hoặc phòng phong 12g, sài hồ 16g, kinh giới 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị cảm mạo có sốt nóng giai đoạn đầu và giữa; thích hợp với người có biểu hiện ngoài thì hàn mà trong thì nhiệt.

Trừ thấp, dịu đau: phòng phong 12g, tần giao 12g, quế chi 12g, hải phong đằng 12g, kê huyết đằng12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị các chứng phong thấp hoặc hàn thấp sinh ra đau nhức khớp xương.

Trừ phong, chống giật: phòng phong, nam tinh, bạch chỉ, thiên ma, khương hoạt, bạch phụ tử mỗi vị liều lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 12g, ngày 3 lần; uống với một ly rượu nóng; ngoài ra, hòa rượu với bột đắp phía ngoài. Chữa các chứng phong ở ngoài sinh ra co quắp. Trị uốn ván răng cắn chặt, lưng sườn co cứng
Cháo hành phòng phong: phòng phong 12 – 16g, gạo tẻ 60g, hành sống 2 củ. Phòng phong sắc lấy nước nấu với gạo thành cháo, khi cháo chín, cho hành sống đã đập dập, khuấy đảo đều. Dùng cho các bệnh nhân đau sưng khớp (phong thấp).

Phòng phong tán: phòng phong sao, tán mịn, mỗi lần uống 6g, uống với nước hồ thêm chút rượu. Dùng cho các trường hợp xuất huyết tử cung.

Cháo quy kỷ phòng phong: đương quy 30g, câu kỷ tử 30g, phòng phong 12g, gạo nếp 100g. 3 dược liệu cùng sắc lấy nước; gạo nấu cháo, khi cháo chín cho nước thuốc vào khuấy đều, cho thêm đường và gia vị vừa ăn, đun sôi. Chia làm hai lần ăn (sáng và chiều). Dùng cho các trường hợp ban chẩn dị ứng, sẩn ngứa tấy đỏ ngoài da.

Cháo ý dĩ nhân phòng phong quế chi: ý dĩ nhân 30g, phòng phong 12g, quế chi 12g, gừng tươi 12g, gạo tẻ 100g. Đem phòng phong, quế chi, gừng tươi nấu lấy nước. Đem gạo tẻ, ý dĩ nấu cháo, khi được cháo cho nước thuốc vào khuấy đều đun sôi. Chia làm hai lần ăn (sáng và chiều). Dùng cho các bệnh nhân đau sưng khớp (viêm đa khớp dạng thấp).

Kiêng kỵ: đau đầu do huyết hư kinh giật (huyết hư cấp đầu thống) không dùng.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img