Thiên hoa phấn có vị ngọt, nhạt, sau hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau, chữa sốt nóng, miệng khô khát, lở ngứa, hoàng đản, viêm tấy.
Dược liệu Thiên Hoa Phấn
- Tên khoa học: Radix Trichosanthis
- Tên gọi khác: qua lâu căn
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, chua, tính hàn, quy kinh phế, vị, đại tràng
- Bộ phận dùng: rễ
- Đặc điểm sản phẩm: rễ mập và nhiều bột
- Phân bố vùng miền:
– Việt Nam: Cao Bằng …. - Thời gian thu hoạch: tháng 6 – tháng 9
Một số bài thuốc dùng thiên hoa phấn
Chữa viêm amidan mạn:
- Thiên hoa phấn 8g; sinh địa 16g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì, mỗi vị 8g; xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 5-7 ngày.
Sốt nóng do viêm họng, miệng khô khát:
- Thiên hoa phấn 8g, rễ cây ké lớn đầu 8g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.
Chữa ho do nhiệt:
- Thiên hoa phấn 30g, gạo tẻ 100g. Sắc thiên hoa phấn, bỏ bã lấy nước, cho gạo vào nước thuốc nấu cháo ăn trong ngày, có tác dụng thanh phế, chỉ khát, sinh tân dịch… chữa ho do nhiệt hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
- Thiên hoa phấn 8g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 10 ngày 1 liệu trình.
Hỗ trợ điều trị thấp khớp:
- Thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đơn sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 10 ngày 1 liệu trình.
Phụ nữ mới sinh sữa không xuống:
- Thiên hoa phấn đốt tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 16-20 viên đến khi sữa xuống. Hoặc: Thiên hoa phấn, sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; bạch thược 12g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Không dùng thiên hoa phấn cho người có tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai.