Khổ Sâm

Dược liệu: Khổ Sâm

  1. Tên khoa học: Folium et Ramulus Crotonis tonkinensis.
  2. Tên gọi khác: Dã hòe, Khổ cốt.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị rất đắng, tính hàn. Vào ba kinh tâm, tỳ và thận.
  4. Bộ phận dùng:
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ dài to sắc vàng trắng, vị rát đắng. Không nhầm với rễ cây sơn đậu căn.
  6. Phân bố vùng miền:
  7. Thời gian thu hoạch:

Mô tả dược liệu Khổ Sâm

khổ sâm
Khổ Sâm

Khổ sâm cho lá, vị thuốc này dùng lá (Folium Tonkinensis) để chữa bệnh. Cây khổ sâm cho lá chỉ cao độ 1m-1,2m, thuộc loại cây bụi. Lá đơn, mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả, gồm 3-6 lá.

Lá khổ sâm có hình mũi mác, dài 5-6 cm, rộng 2-3 cm, mép nguyên. Mặt dưới lá màu trắng bạc óng ánh, trông giống lá nhót; đó là các lông hình khiên. Mặt trên thường xanh nhạt cũng có một ít lông hình khiên như mặt dưới lá. Khi lá khô đi, màu trắng bạc của mặt dưới lá càng thể hiện rõ hơn, còn mặt trên lại trở nên nâu đen; điều đó giúp ta dễ dàng nhận dạng vị thuốc này.

  • Cụm hoa thường mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 12 nhị. Hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hơi đỏ.

Cây khổ sâm cho lá  thường là cây mọc hoang, đôi khi được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta. Do đó nó còn được gọi là khổ sâm Bắc bộ.

Mùa thu và mùa xuân đào lấy rễ, cắt bỏ thân rễ và rễ non, rửa sạch, phơi khô hoặc thái phiến tươi, rồi phơi khô để làm thuốc. Khổ sâm có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, sát khuẩn, lợi niệu.

Trong y học cổ truyền khổ sâm được sử dụng để điều trị: nhiệt lỵ, tiện huyết, xích bạch đới, thấp chẩn (eczema), mụn nhọt, lở ngứa…

Liều dùng: thường 5-10g/ngày dưới dạng sắc uống.

Cây Khổ Sâm
Cây Khổ Sâm

Thang thuốc có Khổ Sâm

Bài thuốc Thanh nhiệt, trị cam: Dùng cho trẻ em bị cam, tiêu hóa kém, bụng to, người gầy, đi lỵ phát sốt.

  • Dùng bài Phì nhi hoàn: hồ hoàng liên 4g, khổ sâm 4g, đảng sâm 8g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, sử quân tử 8g, thần khúc 12g, mạch nha 12g, sơn tra 8g, lô hội 2g, canh mễ 16g. Sắc uống.

Trị các chứng trẻ em bị cam, tiêu hoá kém, bụng to, người gầy, đi lỵ phát sốt. Còn dùng cho trẻ tiêu hóa không tốt, có giun đũa nên bụng đau trướng, gầy gò, bực dọc, khô háo.

Bài thuốc: Mát ruột, cầm lỵ, chảy máu:

  • Bài 1: khổ sâm 15g, cát cánh 12g, bạch thược 10g, thăng ma 8g, mộc hương 6g. Các vị sấy khô, tán bột, làm hoàn. Ngày uống 4 lần, mỗi lần 6g, uống với nước ấm. Trẻ em dùng nửa liều. Trị viêm ruột, lỵ cấp và mạn tính.
  • Bài 2: khổ sâm 12g, sinh địa 20g, đường phèn 10g. Khổ sâm tán bột mịn, sinh địa ninh nhừ, nghiền nát, thêm bột đường phèn và khổ sâm; làm viên hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g, uống với nước nóng. Chữa đại tiện ra máu.

Bài thuốc: Lương huyết, tiêu ban chẩn:

  • Chữa chàm cấp tính thể thấp nhiệt: khổ sâm 12g, sinh địa 20g, kim ngân hoa 20g, hoạt thạch 20g, đạm trúc diệp 16g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, bạch tiên bì 12g, phục linh bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa chàm cấp tính thể phong nhiệt: khổ sâm 12g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, ngưu bàng tử 12g, mộc thông 12g, tri mẫu 8g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa viêm da thần kinh thể phong nhiệt: khổ sâm 12g, sinh địa 16g, cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 12g, đan bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Trị sốt cao hóa điên cuồng: khổ sâm tán bột, thêm mật, viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên với nước hãm bạc hà.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư nhược kiêng dùng; nhưng nếu cần thiết có thể dùng cùng với thuốc bổ tỳ, kiện vị. Khổ sâm phản lê lô.

Bài thuốc Khổ Sâm chữa loạn nhịp tim

  • Bài thuốc khổ sâm long thảo chứa khổ sâm chủ trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa. Khổ sâm 30g, ích mẫu 30g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
  • Chủ trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim. Khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Xay mịn làm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.Chích cam thảo 2g, sinh hoàng kỳ 20g, ngọc trúc 30g, sinh tử thanh 60g (sắc trước). Khổ sâm 15g (nếu tim đập nhanh thì dùng 30g). Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img