Dược liệu Miết Giáp
- Tên khoa học: Carapax Trionycis
- Tên gọi khác: mai con ba ba, thủy ngư xác, giáp ngư, miết xác
- Tính vị, quy kinh: mặn , mát. Vào các kinh can, thận.
- Bộ phận dùng: mai
- Đặc điểm sản phẩm: Miết giác hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lưng cong lên, dài 10 – 15 cm, rộng 9 – 14 cm, mặt ngoài màu nâu đen hoặc lục sẫm, hơi sáng óng ánh, có vân lưới nhỏ, đốm màu vàng xám hoặc trắng tro, dọc sống có đường gờ. Đốt sống cổ cong vào phía trong. Có 8 đôi xương sườn xếp 2 bên đốt sống thẳng ra mép. Chất cứng, mùi hơi tanh, vị mặn.
- Phân bố vùng miền: Thế giới: đảo Hải Nam ( Trung Quốc ) , miền đông Xiberi – Việt Nam: phổ biến ở miền Bắc , miền Trung , ở các ao hồ..
- Thời gian thu hoạch: mùa thu và mùa đông
I. THÔNG TIN CHI TIẾT
1. Mô tả thực vật
Còn gọi là Mai ba ba, Thủy ngư xác, Giáp ngư, Miết xác, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Miết giáp là Mai con Ba ba gồm nhiều loại khác nhau như ng phổ biến nhất là con Ba ba Trionyx sinensis Wegmann hay Amyda sinensis Stejneger thuộc họ Ba ba ( Trionychidae). Loại Ba ba này có nhiều ở miền Bắc và miền Trung nước ta, sống ở hồ ao, sông lạch, độ cao khác nhau.
Con Ba ba bắt về dùng dao cắt đầu, phơi khô dùng làm thuốc gọi là Miết đầu ( Caput amydae), sau đó cho Ba ba vào nồi nước sôi, đun trong 1 – 2 giờ, lấy mai riêng ra cạo sạch thịt, phơi khô. Nếu giết Ba ba còn đang sống lấy mai mà không phải đun sôi càng tốt.
Theo tài liệu Trung dược học, cách bào chế Ba ba: Cho Miết giáp vào nồi đun sôi 45 phút, lấy ra bỏ vào nước nóng cạo ngay da thịt, rửa sạch phơi khô gọi là Sinh Miết giáp, hoặc dùng cát cho vào nồi rang nóng sau cho Miết giáp sạch vào rang cho đến lúc chuyển thành màu vàng nhạt, lấy ra tẩm dấm ( mỗi 100kg Miết giáp cho 20kg dấm), sao khô tức Miết giáp chích dấm.
2. Phân bố
- Thế giới: Trung Quốc
- Việt Nam: Ba ba là vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước.
3. Bộ phận dùng
Mai đã phơi hay sấy khô của con Ba ba (Trionyx sinensis Wiegmann), họ Ba ba (Trionychidae).
4. Thu hái, chế biến và bảo quản
- Thu hái: Ba ba bắt được quanh năm, phần lớn thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Mổ lấy phần cứng ở trên lưng, cho vào nước sôi, đun 1 – 2 giờ cho đến khi lớp da trên mai có thể bong ra. Vớt lấy mai, bóc hết thịt còn dính lại, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
- Chế biến: Miết giáp: Lấy miết giáp khô, cho vào nồi đồ khoảng 45 phút, lấy ra để vào nước nóng, lập tức dùng bàn chải cứng chải sạch da thịt còn sót lại, rửa sạch, phơi khô.
Thố miết giáp (chế giấm): Lấy cát sạch cho vào nồi rang cho tới khi cát tơi ra, cho Miết giáp vào, sao tới khi mặt ngoài hơi vàng. Lấy ra, loại bỏ cát, ngâm qua giấm, để khô, khi dùng giã nát. Cứ 10 kg mai Ba ba dùng 2 lít giấm.
- Bảo quản: Để nơi khô, tránh sâu, mọt, thỉnh thoảng đem phơi lại.
5. Mô tả dược liệu Miết Giáp
Miết giác hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lưng cong lên, dài 10 – 15 cm, rộng 9 – 14 cm, mặt ngoài màu nâu đen hoặc lục sẫm, hơi sáng óng ánh, có vân lưới nhỏ, đốm màu vàng xám hoặc trắng tro, dọc sống có đường gờ. Đốt sống cổ cong vào phía trong. Có 8 đôi xương sườn xếp 2 bên đốt sống thẳng ra mép. Chất cứng, mùi hơi tanh, vị mặn.
6. Thành phần hóa học
- Thành phần hóa học của mai gồm keratin, chất đạm, vitamin D.
7. Phân biệt thật giả
…tránh nhầm lẫn mai con Ba Ba, con rùa,…
8. Công dụng – Tác dụng
- Tác dụng: Tư âm tiềm dương, nhuyễn kiên, thoái nhiệt, trừ trưng hà.
- Công dụng: Chủ trị: Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to.
9. Cách dùng và liều dùng
Ngày dùng 9 – 24 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.
10. Lưu ý, kiêng kị
Hư mà không nhiệt, vị yếu hay nôn mửa, tỳ hư có tiết tả, phụ nữ có thai không nên dùng.
Một số bài thuốc từ Dược liệu Miết Giáp – Mai Ba Ba
Chữa trẻ nhỏ bị suyễn, thở gấp:
- Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với nước ép lá nhót.
Chữa sốt rét, thũng báng:
- Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì, binh lang, thảo quả, sa nhân, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g; thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên làm một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi, 10-20 viên; 11 tuổi trở lên, 20-30 viên (kinh nghiệm của ông Tử Khắc Hàm – Nghệ An).
Hoặc mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; lá thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày, 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g; vỏ chanh khô 30g; hạt cau nhà hay cau rừng 30g; hậu phác 20g; cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi dùng liều thích hợp. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
Chữa kinh nguyệt tắc do cơ thể suy nhược:
- Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấp cách thủy cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom:
- Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượng các vị bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
Chữa xơ gan:
- Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Trị nhọt lở khó lành miệng:
- dùng Miết giáp phối hợp với Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Chi tử, Phòng phong. có tác dụng tăng sức thu liễm.
Trị lao phổi có triệu chứng hư nhiệt, triều nhiệt, mồ hôi trộm:
- Thanh cốt tán ( Chứng trị chuẩn thằng): Ngân sài hồ 12g, Hồ Hoàng liên 4g, Miết giáp 20g ( sắc trước), Thạch cao 8g, Tần giao 8g, Địa cốt bì 12g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
Trị chứng sốt rét kéo dài thời kỳ cuối của nhiều bệnh nhiễm: có hội chứng can âm bất túc như chân tay run giật, lưỡi khô mà trơn bóng, mạch tế sác nhược, dùng bài:
- Tam giáp phục mạch thang ( Ôn bệnh điều biện): Sinh Mẫu lệ 20g, Sinh Miết giáp 30g (đập vụn sắc trước), Sinh Qui bản 40g (sắc trước), Chích thảo 20g, Can đại hoàng 20g, Sinh Bạch thược 20g, Mạch môn 18g ( không bỏ lõi), A giao 12g ( hòa thuốc), Hỏa Ma nhân 12g, sắc uống.
Trị gan lách to: trong những trường hợp viêm gan mãn, xơ gan, gan lách to, có triệu chứng âm hư hỏa thịnh, vùng gan đau, hoa mắt, bứt rứt, có thể dùng Chích Miết giáp phối hợp, Tiêu dao tán, Nhất quán tiễn . có tác dụng: Trường hợp sốt kéo dài, lách to thì vị Miết giáp là không thể thiếu, dùng bài:
- Miết giáp ẩm gia giảm: Miết giáp ( chích dấm) 40g ( cho trước), Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 8g, Binh lang 12g, Xuyên phác 4g, sao Bạch thược 12g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống.
Trị bệnh phụ khoa, kinh nguyệt ra nhiều, chứng băng lậu: thuốc có tác dụng thu liễm lý huyết, dùng:
- Chích Miết giáp phối hợp A giao, Đương qui thán, Bào khương thán , Ngải diệp, Bạch thược.
Liều lượng và cách dùng:
- Liều 12 – 40g, dùng thuốc thang phải đập nát sắc trước, dùng ngoài lượng tùy yêu cầu, sao tồn tính, tán bột bôi hoặc đắp.
- Thuốc sống có tác dụng tư âm mạnh, dấm chích thì tán kết mạnh, cho nên lúc dùng tư âm thì dùng sống, lúc dùng tán kết thì chích dấm.
- Những trường hợp sau kiêng dùng Miết giáp: Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Dương hư, trường hợp liệt dương, thuốc có thể làm giảm tính dục. Phụ nữ có thai, vì thuốc làm động thai.
- So sánh với Qui bản – Mai rùa: Quy bản có tác dụng tư bổ mạnh hơn, còn Miết giáp thì tán kết mạnh hơn, Miết giáp ít gây nê trệ hơn.