Tỏa Dương

Dược liệu: Tỏa Dương

  1. Tên gọi khác: Tỏa dương còn có tên cu chó, vì nó có hình thù như dương vật của chó
  2. Tên khoa học: Balanophora.

Mô tả dược liệu Tỏa Dương

Tỏa Dương trông nó như cây nấm màu đỏ, nâu sẫm. Hoa tím mùi hôi. Có ở Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái, Lao Cai. Đông y dùng toả dương để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn.

tỏa dương
Dược liệu: Tỏa Dương

Công dụng Tỏa Dương

Theo kinh nghiệm của giới y học, Tỏa Dương có tác dụng bổ sung dương khí đối với những người có chứng bệnh chân tay không ấm, nguyên khí ở đan điền bị hư tổn, hoạt động chậm chạp, khó khăn. Về phương diện bổ thận tráng dương thì Tỏa Dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm. Ngoài ra, vị thuốc này giúp bổ máu, ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe, đặc biệt đối với người mới ốm dậy, sau khi sinh.

Rất nhiều bài thuốc Đông y xuất hiện vị thảo dược Tỏa Dương. Điển hình như bài thuốc chữa xuất tinh sớm gồm:

Thục địa 30g, tỏa dương 20g, đỗ trọng 30g, đuôi lợn 150g, gừng tươi 15g, đại táo 8 quả. Đuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt thành từng khúc. Gừng tươi giã nát.

Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2,5-3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài thuốc có công dụng: Từ bổ thận tinh, dùng cho những người bị chứng xuất tinh sớm với các triệu chứng như xuất tinh sớm, tinh dịch ít và loãng, cơ thể hao gầy, suy giảm ham muốn tình dục, da mặt nhợt nhạt, tóc rụng nhiều, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng, chất lưỡi nhợt, thường có bệnh mãn tính kèm theo như tiểu đường, u phì đại tiền liệt tuyến mạn tính, suy giảm công năng tuyến thượng thận…

Bài thuốc giúp phụ nữ sau khi sinh phục hồi sức khỏe nhanh chóng: Tỏa Dương sau khi thu hái về, tước bỏ những phiến của lá bắc và bao hoa, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao qua, rượu 35 – 40 độ. Cứ 1 phần Tỏa Dương, 5 phần rượu.

Ngâm trên 1 tháng mới dùng được hoặc càng lâu càng tốt. Khi đó rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi đắng, chát. Nếu khó uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén con (khoảng 30ml).

Dược liệu Tỏa Dương
Dược liệu Tỏa Dương

Gần đây, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện Tỏa Dương có công dụng ngừa khối u, kháng độc bệnh, làm chậm sự lão hóa của cơ thể.

Một số bài thuốc với Tỏa Dương

Bổ thận dương, chữa liệt dương:

Canh hợp đồng cu của con chó với củ cây cu chó (cẩu pín với toả dương). Dùng hai thứ này xào hoặc nấu canh để ăn. Thêm gia vị gừng, hành để phối hợp tác dụng và khử tanh. Có thể thay dương vật chó bằng dương vật dê, bò, tinh hoàn gà…

Cháo tráng dương:

Toả dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm (những thức ăn có tác dụng tráng dương).

Bổ thận dương, ích tinh huyết:

Hai quả thận (còn nguyên phần đỏ phía trên) bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Rửa sạch với nước gừng, rắc bột toả dương vào giữa, úp hai phần lại với nhau, cuốn dọc hành hẹ, nướng vỉ hoặc hấp chín để ăn. Khi ăn có thể thái mỏng. Chấm nước mắm gừng, tỏi…

Rượu toả dương:

Khai vị, cường tráng: củ toả dương thái mỏng với tỷ lệ 1 toả dương 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Hoặc toả dương 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm 1 tuần.

Thận, tâm, tỳ đều hư gây tảo tiết:

Gà trống choai 1 con, toả dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch mổ moi lấy lòng ra cho thuốc vào hầm cách thuỷ cho chín chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm.

Chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm của người già do dương hư):

Nấu toả dương với đậu đen. Phải ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày.

Tư thận khí hư, tảo tiết, liệt dương, ra nhiều khí hư:

Toả dương 5g, đảng sâm 3g, hoài sơn 3g, phúc bồn tử 2g, hồng trà 3g. Cho vào phích nước sôi hãm 10-15phút.

Thận hư, di tinh, di niệu, liệt dương, khí hư ra nhiều:

Toả dương 5g, long cốt 3g, nhục thung dung 3g, tang phiêu tiêu 3g, phục linh 3g, hồng trà 3g. Hãm trong phích nước sôi 10-15phút.

Tráng dương bổ thận:

Lộc nhung 10g (thái lát); câu kỷ 30g, toả dương 10g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g cho vào bình đổ 2 lít rượu ngon 40o trở lên (vì có nhung hươu). Ngâm 1 tháng thì uống được.

Ôn dương nhuận tràng: Chữa dương hư táo bón người già.

  • Bài 1: Toả dương 15g, vừng đen 12g, vừng vàng 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g. Sắc lấy nước uống lúc đói. Ngày 1  lần.
  • Bài 2: Toả dương 500g, nhục thung dung 500g. Sắc 2 nước dồn lại cô tiếp rồi cho 250g mật ong quấy đều để nguội cất vào lọ dùng dần vào trước bữa cơm uống với nước sôi môi lần 2-3 thìa (thìa canh).

Tỏa Dương – Một trong các dược liệu tốt cho tăng cường sức khỏe sinh lý nam. Đặc biệt những AE có vấn đề về yếu sinh lý thì nên tham khảo những dược liệu như này.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img