Trạch Tả

Trạch tả thuộc họ trạch tả, tên khác là mã đề nước, là một cây thảo, cao 40-50cm. Bộ phận dùng làm thuốc của trạch tả là thân rễ, thu hái vào mùa thu là tốt nhất, cạo hết rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Dược Liệu Trạch Tả

  1. Tên khoa học: Rhizoma Alismatis
  2. Tên gọi khác: mã đề nước
  3. Tính vị, quy kinh: Cam, hàm, hàn.Vào các kinh thận, bàng quang .
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ hình cầu, hình trứng hay hình con quay. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng hay nâu hơi vàng, có các rãnh nông, có nhiều vết sẹo rễ nhỏ dạng bướu. Chất chắc, mặt bẻ gẫy màu trắng vàng, có tinh bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: vùng cận nhiệt đới, ôn đới ẩm như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.
    – Việt Nam: các tỉnh miền Bắc : Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên
  7. Thời gian thu hoạch: mùa đông

Mô Tả Cây Dược Liệu Trạch Tả

Trạch tả còn có tên là Mã đề nước là thân củ chế biến phơi hay sấy khô của cây Trạch tả (Alisma Plantago-aquatica L var orientalis Samuels), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

Trạch Tả
Cây Dược Liệu Trạch Tả

Cây Trạch tả mọc hoang ở vùng ẩm ướt nhiều nơi trong nước ta như Cao bằng, Lạng sơn, Điện biên, Hà nam, Ninh bình, Thái bình. Hái lấy rễ củ rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hay sấy khô làm thuốc.

Thành Phần Hóa Học Trạch Tả

  • Alisol A, alisol B, alisol A monacetate, alisol B monacetate, epialisol A asparagine, choline, tinh dầu, alcaloit, vitamin B12, Kali có hàm lượng 147,5mg%.
Cây Dược Liệu Trạch Tả
Cây Dược Liệu Trạch Tả

Bài Thuốc Có Trạch Tả Dược Liệu

Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết niệu, viêm thận:

 

  • Trạch tả 10g, Xa tiền thảo 10g, Trư linh 10g, Thạch vỹ 10g, Mộc thông 6g, Bạch mao căn 15g, sắc nước uống.
  • Trạch tả, Bạch linh, Trư linh, Xa tiền tử đều 12g, sắc nước uống. Trị viêm cầu thận cấp.
  • Trạch tả, Bạch truật đều 10g, Cúc hoa 12g, sắc uống trị viêm thận mạn, váng đầu.

Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:

  • Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả 10g, Sa nhân 3g, Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nước uống, tùy chứng gia giảm:
  1. Chứng hàn: gia Mộc hương, Gừng nướng.
  2. Chứng nhiệt: gia Hoàng cầm, Bạch thược.
  3. Thương thử: gia Hương nhu, Bạch biển đậu.
  4. Chứng thấp: gia Thương truật, Bán hạ, Trư linh, Hoạt thạch.
  5. Thực tích: gia Sơn tra, Chỉ thực.
  6. Bệnh lâu ngày: gia Đảng sâm, Thăng ma, Hoàng kỳ.
  7. Tiêu chảy lâu khó cầm: gia Nhục khấu, Kha tử.
  • Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử 6g, sắc uống trị viêm ruột cấp.

Trị lipid huyết cao:

Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng thuốc sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol cao lượng bình quân từ 258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%; 103 ca triglycerit tăng từ bình quân 337,1mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Báo cáo của Bệnh viện Trung sơn thuộc Viện Y học số 1 Thượng hải, Báo Y học Trung hoa 1976,11:693).

Trị chứng huyễn vựng:

Tác giả Dương phúc Thành dùng Trạch tả thang gồm Trạch tả 30 – 60g, Bạch truật 10 – 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống. Theo dõi 55 ca, uống từ 1 – 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả đều khỏi (Tạp chí Trung y Hồ bắc 1988,6:14).

  • Liều thường dùng: 10 – 20g.

Chữa tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt:

  • trạch tả 12g, sa tiền tử 10g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực:

  • trạch tả 10g, khiên ngưu 8g, binh lang, xích phục linh, chỉ xác, mộc thông, mỗi thứ 6g. Tất cả tán thành bột, nấu với gừng tươi, hành ta lấy nước uống trong ngày

Chữa viêm thận, đái ít, phù:

  • trạch tả 16g, bạch truật, phục linh, trư linh, mỗi thứ 12g; quế chi 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.

Chữa lipid máu cao:

  • trạch tả 8g, mộc hương, thảo quyết minh, tang ký sinh, mỗi thứ 6g; hà thủ ô đỏ, hoàng tinh, kim anh tử, sơn tra, mỗi thứ 3g. Tất cả nấu với nước thành cao rồi trộn với bột gạo làm thành viên, mỗi viên tương đương với 1,1g dược liệu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-8 viên.

Chữa gan nhiễm mỡ:

Chữa béo phì đơn thuần:

  • trạch tả, thảo quyết minh, sơn tra, mỗi thứ 12g: phan tả diệp 8g. Tất cả thái nhỏ hãm với nước sôi, uống làm hai lần trong ngày. Một đợt điều trị kéo dài 4 tuần.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img