Bạch Cương Tàm – Nhộng Tằm

Nhộng tằm là món ăn dân dã rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta, có sẵn ở các chợ vùng quê, nhất là ở các địa phương nuôi tằm.

Dược liệu Bạch Cương Tàm / Con Tằm

  1. Tên khoa học: Bombyx mori L.
  2. Tên gọi khác: Cương tàm, tằm vôi, con tằm, nhộng tằm
  3. Tính vị, quy kinh: vị mặn, cay,tính bình. Qui vào các kinh tâm, can, tỳ, phế.
  4. Bộ phận dùng: Con tằm nuôi lấy tơ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Hình ống tròn, nhiều vết nhăn, teo, cong. Dài chừng 2 ~ 5 cm, đường kính 4 ~ 7 cm. Vỏ ngòai máu xám trắng hoặc sắc cọ nhạt, phần nhiều có lớp bột sắc trắng. Đầu, chân và các đốt đều có thể phân biệt rõ ràng. Hơi có mùi hôi thối, vị hơi mặn.
  6. Phân bố vùng miền: Ở Việt nam có nhiều nơi nuôi tằm
  7. Thời gian thu hoạch: Thu nhặt cương tằm bệnh chết, bỏ vào trong đá vôi trộn đều, hút bỏ phần nước, phơi khô hoặc sấy khô.

I, THÔNG TIN CHI TIẾT

 1. Mô tả thực vật

Bạch cương tàm còn gọi là Cương tàm, Cương trùng, Thiên trùng có tên khoa học là Bombyx cum Botryte, Bombyx botryticatus là con Tằm Bombyx mori L thuộc họ Tằm Bombycidae bị bệnh do vi khuẩn Botrytis bassiana Bais hoặc Beauveria bassiana (Bais) Vuill làm chết cứng sắc trắng như vôi. Bạch cương tàm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Ở nước ta có nhiều nơi nuôi tằm. Người ta lấy những con tằm tự nhiên bị bệnh chết cho vào vôi sấy khô là được.

con tằm
Hình ảnh là giống Tằm ăn lá sắn

2. Phân bố

  • Thế giới:
  •  Việt Nam:  có nhiều nơi nuôi tằm

3.  Bộ phận dùng

  • Con tằm nuôi lấy tơ

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

Thu hái: Thu nhặt cương tằm bệnh chết, bỏ vào trong đá vôi trộn đều, hút bỏ phần nước, phơi khô hoặc sấy khô.

Chế biến:

  • Ngâm nước vo gạo nếp 1 ngày đêm cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra, sấy khô bằng lửa nhỏ, chùi sạch lông vàng và miệng đen, tán bột, dùng (Lôi Công bào chích luận).
  • Vào giữa tháng 4-5, chọn những con Tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem phơi nơi có gió hoặc phơi nắng, cho vào bình hút ẩm có chứa vôi sống hoặc sấy cho khô hoặc ngâm nước vo gạo 1 đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rắc cám vào nồi (cứ 10kg Cương tằm, dùng 1kg cám), đun nóng cho bắt đầu bốc khói, cho Cương tằm vào, sao cho đến khi vàng, sàng bỏ cám đi, để nguội   (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Sao với cát nhỏ cho vàng lên hoặc sao vàng với rượu sấy khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Hiện nay, thường sản xuất Bạch cương tằm bằng cách lựa tằm đủ tuổi (4-5cm) rồi phun khuẩn nấm Batrytis Bassiana Bals lên mình tằm.

 Bảo quản: Nơi khô thoáng

5. Mô tả dược liệu Bạch Cương Tàm

Hình ống tròn, nhiều vết nhăn, teo, cong. Dài chừng 2 ~ 5 cm, đường kính 4 ~ 7 cm. Vỏ ngòai máu xám trắng hoặc sắc cọ nhạt, phần nhiều có lớp bột sắc trắng. Đầu, chân và các đốt đều có thể phân biệt rõ ràng. Bên ngòai  thể thường lẫn đám tơ quấn quanh. Phần đầu sắc nâu vàng, giống hình tròn, chân 8 đôi, dạng nổi lên. Chất cứng mà giòn, dễ bẻ gãy; mặt cắt bằng phẳng, sắc cọ, đen không đều, phần nhiều sáng choang, lớp ngòai sắc trắng, bột rõ, trong có 4 cái vòng sáng màu nâu. Hơi có mùi hôi thối, vị hơi mặn. Dùng con mập khỏe thẳng, chất cứng, sắc trắng, mặt cắt sáng là tốt.

6. Thành phần hóa học

Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, 13g protid, 6,5g lipid, cung cấp được 114 calo. Ðồng thời nhộng tằm cũng là một thức ăn có nhiều vitamin (vitamin A, B1, B2, PP, C…) và chất khoáng, nhất là canxi (40mg%) và photpho (109mg%) cần thiết cho cơ thể.

Như vậy so với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nhộng tằm cũng không thua kém (trong 100g thịt bò loại trung bình có 21g protid, 3,8g lipid, cung cấp được 121 calo; 100g thịt lợn nạc có 19g protid, 7g lipid, cung cấp 143 calo; 100g gan lợn có 18,8g protid, 3,6g lipid, 2g glucid, cung cấp 119 calo; 100g cá chép có 16g protid, 3,6g lipid, cung cấp 99 calo).

7. Phân biệt thật giả

  • Tằm làm món ăn thường là Tằm ăn lá sắn

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Tác dụng gây ngủ, kháng
  • Công dụng: Trị trúng phong mất tiếng, tai biến mạch máu não, méo miệng, chân tay co rút, tinh thần bất ổn, trẻ con dạ đề, lao hạch.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 6-12g, trẻ em dưới 15 tuổi dùng 1-6g.

10. Lưu ý, kiêng kị

  • Con gái băng trung, sản hậu còn đau, không phải hàn khách nhập thì không nên dùng.
  • Một số người sợ, dị ứng với Tằm, không nên ăn

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Nhộng Tằm

Theo Ðông y, tằm chín có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm, có chất bổ như sâm nhung, được dùng làm thuốc bồi dưỡng thần kinh, ăn ngủ kém, di mộng tinh, hư lao, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa nuôi con, cơ thể suy nhược. Liều dùng mỗi ngày từ 6g đến 12g.

món ăn với tằm
Món ăn với con Tằm khá phổ biến, nhưng nhiều người sợ không ăn được

Tằm là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, rẻ tiền, chế biến đơn giản, chỉ cần rang với ít mỡ, cho mắm muối vừa đủ, múc ra đĩa, rắc thêm mấy sợi lá chanh thái nhỏ, chúng ta sẽ có một món ăn bùi, béo, đậm đà, ngon miệng.

Trị loa lịch, lao hạch:

  • Bạch cương tằm (tán bột). Ngày uống 3 lần mỗi lần 2g, liên tục 10 ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).

 Trị rong kinh:

  • Bạch cương tằm, Y trung bạch ngư, 2 loại bằng nhau. Tán bột, uống với nước giếng mới múc vào đầu canh 5, ngày 2 lần ( Thiên Kim Phương).

 Trị họng viêm cấp:

  • Bạch cương tằm 3-7 cái, Nhũ hương 0,4g. Tán bột. Mỗi lần dùng 4,8g, đốt cho cháy lấy khói xông vào họng, hễ nôn ra được thì khỏi (Thánh Huệ Phương).

Trị trẻ nhỏ bị trúng phong làm cho miệng bị co dúm lại, hoặc cấm khẩu khóc không ra tiếng, thở gấp, mặt đỏ, vàng, do khí của thai hợp với nhiệt độc của Tâm Tỳ làm cho lưỡi cứng, môi xanh, tụ ở miệng sinh ra cấm khẩu:

  • Bạch cương tằm (dùng loại thẳng) 2 con, bỏ đầu, tán bột, trộn với mật ong bôi vào miệng, lưỡi (Thánh Huệ Phương).

Trị nhức ở giữa hoặc 1 bên đầu hoặc đau lan đến 2 bên thái dương:

Bạch cương tằm, tán bột, uống với nước sắc Trà –  Hành (Thánh huệ phương).

Trị đầu đau do phong:

  • Bạch cương tằm, Cao lương khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4g với nước trà, lúc đi ngủ (Thánh Huệ Phương).

 Trị mặt nám đen:

  • Bạch cương tằm tán bột, trộn với nước bôi (Thánh Huệ Phương).

 Trị lở ngứa (gây ra) đau nhức:

  • Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rượu (Thánh Huệ Phương).

 Trị các loại phong đàm:

  • Bạch cương tằm 7 con (chọn loai thẳng), tán bột, uống với nước gừng (  Thắng Kim Phương).

Trị phong trĩ sưng đau, lúc phát lúc khỏi:

  • Bạch cương tằm 80g, rửa, sao vàng, tán bột. Dùng thịt Ô mai trộn làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên với Mật ong và Gừng, lúc đói (Thắng kim phương).

Trị trẻ nhỏ bị động kinh:

  • Tỏi 7 củ. Trước hết lấy đất đốt cho đỏ lên rồi lấy Tỏi mài trên đất đó thành cao. Rồi lấy Bạch cương tằm ( bỏ đầu và chân) 40g, để trên đất đó, lấy cái tô úp lại 1 đêm, đừng làm hở hơi. Sau đó lấy Bạch cương tằm tán bột thổi vào mũi hàng ngày (Phổ Tế Phương).

Trị răng đau:

  • Bạch cương tằm (loại thẳng), sao chung với Gừng sống cho có mầu vàng đỏ rồi bỏ Gừng đi, tán bột. Lấy nước Tạo giác trộn với thuốc xức vào răng (Phổ Tế Phương).

 Trị trong bụng có cục như con rùa chạy qua chạy lại:

  • Bạch cương tằm uống với nước đái ngựa trắng (Phổ Tế Phương).

 Trị ra gió chảy nước mắt:

  • Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo 20g, Kinh giới 10g, Mộc tặc 20g, Tang diệp 40g, Tế tân 20g, Toàn phúc hoa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với nước sắc Kinh giới (Bạch Cương Tằm Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

 Trị trúng phong miệng méo, nửa người liệt:

  • Bạch cương tằm, Bạch phụ tử, Toàn yết. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với rượu nóng bôi (Khiên Chính Tán – Dương Thị Gia Tàng).

 Trị đầu thình lình đau:

  • Bạch cương tằm, tán bột. Uống với nước nóng (Đẩu Môn Phương).

Trị da mặt sần sùi vì đánh phấn:

  • Bạch cương tằm, Hắc khiên ngưu, 2 vị bằng nhau. Tán bột. Rửa mặt cho sạch rồi bôi thuốc lên (Đẩu Môn Phương).

Trị vết thương do kim khí đâm chém:

  • Bạch cương tằm, sao vàng, tán bột, bôi (Đẩu Môn Phương).

Trị trẻ nhỏ bị kinh phong:

  • Bạch cương tằm, Toàn yết, 2 vị bằng nhau, Thiên hùng, Phụ tử, mỗi vị 4g (bào chế). Tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạch cương tằm (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

Trị phong đàm, ho suyễn, không ngủ đêm được:

  • Bạch cương tằm (sao), Trà đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với nước sôi (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).

 Trị ho sau khi uống rượu:

  • Bạch cương tằm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với trà (Quái Chứng Kỳ Phương).

 Trị họng viêm cấp:

  • Bạch cương tằm (sao), Bạch phàn ( nửa sống, nửa sao), 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng tươi, hễ ói ra được thì khỏi (Khai Quan Tán – Tồn Nhân phương).

 Trị họng viêm cấp:

  • Bạch cương tằm (sao) 20g, Cam thảo (sống) 4g. Tán bột, uống với nước Gừng sống (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

Trị kinh phong mạn, thổ tả nhiều gây ra mạn tỳ phong:

  • Bạch cương tằm (sao rượu) 4g, Nam tinh 8g, Ngũ linh chi 4g, Toàn yết (chế) 4g, Trùn (giun) đất 4g. Tán bột, nấu Bán hạ làm hồ trộn thuốc bột làm viên 0,4g. Ngày uống 1-2g (Bạch Cương Tằm Hoàn – Ấu Ấu Tu Tri).

 Trị họng viêm cấp:

  • Bạch cương tằm, Thiên nam tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc  (Như Thánh Tán – Vương Thị Bác Tễ Phương).

Trị họng viêm cấp:

  • Bạch cương tằm, tán bột. Mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê với nước Gừng, nôn ra được thì bớt. Sau đó lấy nước Gừng sống ngậm súc (Như Thánh Tán – Bách Nhất Tuyển Phương).

Trị trẻ nhỏ bị chứng cam đã lâu, sinh ra yếu ớt không ăn uống được mấy rồi biến chứng ra nhiều bệnh, vì hậu thiên suy yếu đến nỗi xương sống cũng không vững, đi đứng không được:

  • Bạch cương tằm sao, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước sắc Bạc hà hoặc thêm ít rượu (Kim Linh Tán – Trịnh Thị Phương).

Trị họng sưng đau, lở loét:

  • Bạch cương tằm 40g (để trên miếng ngói mới, nướng cho hơi vàng), Thiên nam tinh 40g (bào chế, bỏ vỏ), tán bột. Mỗi lần dùng 1 ít. Dùng nước cốt Sinh khương hòa với thuốc bột, uống với nước nóng, hễ ói ra được đờm nhớt thì khỏi (Bạch Cương Tằm Tán – Ngụy Thị Gia Tàng Phương).

Trị họng bế, hàm răng không mở được:

  • Bạch cương tằm, sao sơ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cốt Gừng (Trung Tàng Kinh).

Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét trắng miệng:

  • Bạch cương tằm (sao vàng), chùi bỏ lông, tán bột, trộn với mật bôi (Tiểu Nhi Cung Khí Phương).

 Trị sữa không thông:

  • Bạch cương tằm, tán bột, uống 8g với rượu. Lấy lược vuốt ở vú thì có sữa (Kinh Nghiệm Phương).

Trị lưỡi sưng cứng:

  • Bạch cương tằm 4g, Hoàng liên (sao mật) 8g. Tán bột, thổi vào cho nôn đờm ra (Tích Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương).

Trị tiêu ra máu:

  • Bạch cương tằm, sao, bỏ đầu, 40g . Dùng thịt quả Ô mai sấy khô, 40g. Tán bột to bằng hạt Ngô đồng, uống trước khi ăn (Bút Phong Tạp Hứng Phương).

Trị kinh phong, co giật do đờm nhiệt:

  • Bạch cương tằm, Ngưu hoàng, Hoàng liên, Đởn nam tinh (Trung Dược Học).

 Trị trẻ nhỏ bị kinh phong mạn do Tỳ hư, tiêu chảy kéo dài:

Trị động kinh:

  • Bạch cương tằm, Toàn yết, Thuyền thoái, Ngô công (Trung Dược Học).

 Trị đầu đau kèm mắt đỏ:

 Trị họng sưng đỏ, đau, khan tiếng do phong nhiệt:

Trị loa lịch, lao hạch:

  • Bạch cương tằm, Hạ khô thảo, Bối mẫu, Mẫu lệ (Trung Dược Học).

 Trị lở ngứa, đơn độc:

 Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật:

  • Cương tằm 6g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 10g, Câu đằng 10g, Hoàng cầm 10g. sắc lấy nước, hòa thêm Chu sa 1g, uống (Tang Cúc Ẩm Gia Vị – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đầu đau do phong nhiệt, co giật:

  • Cương tằm 6g, Tuyền phúc hoa 8g, Mộc tặc 6g, Tế tân 3g, Tang diệp 12g, Kinh giới 12g, Cam thảo 4g. sắc uống. Hoặc tán bột. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 2-3 lần (Bạch Cương Tằm Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị họng sưng đau, mất tiếng:

  • Bạch cương tằm 6g, Khương hoạt 10g, Xạ hương 0,01-0,003g, tán bộ, trộn nước Gừng uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị lao hạch không lành miệng:

  • Bạch cương tằm, Bạch cập, lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Cát Lâm Trung Thảo Dược).

Lưu ý:

Liều thường dùng: 3 – 10g. Thuốc tán mỗi lần uống 1 – 1,5g. Tán phong nhiệt thường dùng sống, còn thường thuốc được sao chế để dùng.

món tằm
Món Tằm nhiều dinh dưỡng

Bạch cương tàm, Toàn yết, Ngô công đều là thuốc trị phong thường dùng nhưng Cương tàm tức phong kém hơn. Cho nên trên lâm sàng gặp trường hợp phong do can phong, nhẹ dùng phối hợp với Toàn yết, trường hợp nặng nên thêm cả Ngô công và Toàn yết phối hợp. Cương tàm vừa trừ được nội phong vừa tán được ngoại phong và hóa đàm tán kết nên dùng cho chứng phong đàm là thích hợp. Qua thực tiển lâm sàng có thể dùng Cương nhộng thay cho Bạch cương tàm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img