Cốc Tinh Thảo

Cốc tinh thảo là tên thuốc trong y học của cây cỏ dùi trống. Cây mọc hoang trên đất ẩm: ruộng thấp, bãi lầy, vùng ven biển nước ta.

Dược liệu Cốc Tinh Thảo

  1. Tên khoa học: Flos Eriocauli.
  2. Tên gọi khác: cỏ dùi trống.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, ngọt, tính bình. Vào các kinh can, vị.
  4. Bộ phận dùng: Đầu hoa.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Ðầu hoa hình trứng hay hình trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết lợp dày, hoa mẫu 3, trừ hoa đực có hai lá đài; bao phấn đen.
  6. Phân bố vùng miền: Việt Nam cây mọc hoang (Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Bắc).
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa thu.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Cây thảo mọc thành bụi. Lá rộng hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, nhẵn, có nhiều gân, có vách. Cuống cụm hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, dài 10-55cm. Đầu hoa hình trứng hay hình trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết lợp dày, các lá bắc ngoài màu vàng, các lá bắc trên xám xám, hoa mẫu 3, trừ hoa đực có hai lá đài; bao phấn đen. Ra hoa quanh năm.

Cốc Tinh Thảo
Cốc Tinh Thảo

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m ở Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng.

3. Bộ phận dùng:

  • Cụm hoa và cuống cụm hoa phơi hoặc sấy nhẹ đến khô của cây Cỏ dùi trống.

coc tinh thao 431 1

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  •  Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu.
  • Chế biến: Phơi hay sấy nhẹ (50 – 60oC) đến khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô.

5. Mô tả dược liệu Cốc Tinh Thảo

Cụm hoa hình đầu, tròn dẹt, đường kính 4 – 5mm (khoảng 6mm đối với Eriocaulon  sexangulare L.). Lá bắc dày đặc, xếp thành nhiều lớp ở đế hoa, màu lục vàng nhạt, bóng láng, có nhiều lông tơ ở mép trên. Mặt trên của  cụm hoa đầu có màu trắng xám. Sau khi cọ sát  vào cụm hoa thấy nhiều bao phấn màu đen  và nhiều quả chưa chín màu vàng lục . Cuống cụm hoa mảnh, dài ngắn khác nhau, đường kính ít khi nhỏ hơn  1mm, màu vàng lục nhạt, bề mặt có nhiều gờ xoắn. Chất mềm khó bẻ gãy. Không mùi, vị nhạt.

6. Thành phần hóa học:

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế.
  •  Công dụng: Chữa Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

8. Cách dùng và liều dùng:

Ngày dùng  9 – 12 g, dạng thuốc sắc.

9. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Cốc Tinh Thảo

Viêm giác mạc:

  • Cốc tinh thảo 16g, Phòng phong 16g, tán nhỏ; ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.

Thiên đầu thống:

  • Cốc tinh thảo 8g, Địa long (Giun đất) 1g, Nhũ hương 4g. Các vị tán nhỏ, mỗi lần 4g, đốt, xông khói vào lỗ mũi.

Chữa mắt đỏ kéo màng:

Chữa quáng gà, khô mắt:

  • cốc tinh thảo 20g, vỏ hến nung 20g, cúc hoa vàng 10g, thảo quyết minh 10g, khởi tử 8g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn. Người lớn mỗi ngày 12g, trẻ em 4-5g/ ngày tùy theo tuổi.

Chữa phong nhiệt, đau mắt, đau đầu:

  • cốc tinh thảo 20g, huyền sâm 16g, kinh giới 12g, dành dành 12g, mộc thông 12g, thanh ngâm 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml còn 100ml, chia 2 lần, uống trong ngày.

Theo tài liệu nước ngoài, chữa đục thủy tinh thể: cốc tinh thảo phối hợp với ngao biển và sò huyết, mỗi thứ 50g, sao khô, tán nhỏ, nấu với gan lợn đã thái mỏng (100g) và một bát nước cơm. Ăn cái, uống nước trước khi đi ngủ.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Bột:

Màu lục vàng. Soi kính hiển vi thấy: Các lông nhỏ có bề mặt lấm tấm. Lông che chở to, dài, có 2 – 4 tế bào. Các mảnh tế bào biểu bì của cuống cụm hoa dài và dẹt. các mảnh tế bào biểu bì mang lỗ khí có tế bào kèm hình chữ nhật. Tế bào vỏ quả hình gần đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành có những nếp lồi dày lên hình chuỗi hạt. Hạt phấn hình gần cầu, có khoang hẹp.

2. Định tính:

  • Phương pháp sắc ký lớp mỏng .

Bản mỏng: Silicagel  GF 254.

Dung môi khai triển: Cloroform : methanol : nước (13 : 7 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 3g bột dược liệu, thêm 50ml cloroform (TT), siêu âm 30 phút, lọc, lấy dịch lọc cất thu hồi dung môi đến cắn khô. Thêm vào cắn 1ml nước, trộn đều, thêm 50ml nước bão hòa n-butanol (TT), siêu âm 30 phút, tách lấy lớp trên, rửa bằng đồng thể tích dung dịch amoniac (TT) 2 lần, bỏ nước rửa. Bay hơi lớp n-butanol đến khô, hòa tan cắn trong 1ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1g Cốc tinh thảo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun dung dịch p-dimethylaminobenzaldehyd (hòa tan 1mg p-dimethylaminobenzaldehyd (TT) trong 34ml acid hydrocloric (TT) và 100ml methanol (TT), trộn đều). Sấy bản mỏng ở 105oC đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm:  Không quá 13 % (1g, 105oC, 4 giờ).
  • Tro toàn phần: Không quá 12,0%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img