Dây Khúc Khắc

Dược liệu: Dây Khúc Khắc

  1. Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.
  2. Tên gọi khác: Thổ phục linh, củ kim cang.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy vào 2 kinh can và vị
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm dược liệu: Hình trụ dẹt dài, mặt ngoài nâu nhạt, xù xì. Chất cứng khó bẻ, chỗ bẻ có chất bột, không mùi, vị hơi ngọt và làm se
  6. Phân bố vùng miền: Mọc hoang vùng đồi núi
  7. Thời gian thu hoạch: Cối thu, sang đông.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Cây leo sống lâu năm , cao 4 – 5m , phân nhiều cành , cành nhỏ , mềm , không gai . Lá mọc so le , hình bầu dục hoặc trái xoan , dài 5 – 11cm , rộng 3 – 5cm , gốc tròn , đầu nhọn , mặt trên sáng bóng , mặt dưới bệch như phấn trắng, khi khô lá có màu hạt dẻ rất đặc sắc , gân chính 3 , cuống lá dài 1cm mang tua cuốn mảng và dài do lá kèm biến đổi.

cây khúc khắc
cây khúc khắc

Cụm hoa mọc ở kẽ lá , cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống , mang một tán đơn gồm nhiều hoa màu vàng nhạt , cuống hoa mảnh như sợi chỉ , dài 1cm hay hơn , hoa đực có lá đài hình tim dày , cách hoa bầu hơi khum , nhị không cuống , bao phấn thuôn , hoa cái giống hoa đực , bầu hình cầu

Quả mọng , hình cầu , đường kính 6 – 7mm gần như ba cạnh chứa 3 hạt , khi chín màu đen

Mùa hoa tháng 5 – 6 , mùa quả tháng 8 – 12.

2. Phân bố:

  • Việt Nam: phân bố rải rác ở khắp các tình miền núi cũng như trung du và một vài đảo lớn như  : Lạng Sơn, Quảng Ninh (đảo Ba Mùa), Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh phúc, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Hưng, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ,Đà Nẵng, Khánh Hòa (Nha Trang), Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận.
  • Thế giới: cây phân bố ở cùng nhiệt đới , cận nhiệt đới Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
  • Cây ưa sáng , chịu hạn tốt và có thể sống được trên nhiều loại đất , thường mọc lẫn với nhiều loại cây khác trong các quần hệ thứ sinh trên đất như nương rẫy , đồi cây bụi, đang phục hồi trong khai thác kiệt.

3. Bộ phận dùng:

  • Thân rễ.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái quanh năm tốt nhất vào mùa thu đông ,
  • Chế biến: đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con và tua gai , rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Hoặc cách khác thì phơi hay sấy khô , có thể rửa sạch , ủ mềm  2 – 3 ngày , thái mỏng , phơi hay sấy khô.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát , tránh mối mọt

5. Mô tả dược liệu Khúc Khắc

Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn, dài 5 – 22cm, đường kính 2 – 7cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại  rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng. Thái lát có hình hơi tròn dài hoặc hình bất định, dày 1-5mm, cạnh không bằng phẳng. Mặt cắt màu trắng đến màu nâu đỏ nhạt, có tính chất bột, có thể thấy  bó mạch điểm và nhiều điểm sáng nhỏ. Chất hơi dai, khó bẻ gãy, có bụi bột bay lên, khi tẩm nước có cảm giác trơn, dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se.

6. Thành phần hóa học chính:

Chứa saponin , tannin , chất nhựa. Thân rễ chứa isoengelitin , astilbin , isoastilbin , engeletin. Rễ chứa tinh dầu. Lá còn chứ quercetin , kaempferol

7. Cách Phân biệt thật giả:

Loài Smilax adhaerens Gagnep có thân rễ chứng hơn , đôi khi cũng được dùng.

8. Công dụng – Tác dụng:

Chữa thấp khớp , đau nhức gân xương , ung thũng , tràng nhạc , mụn nhọt , lở ngứa , giang mai lậu , giải độc thủy ngân , dị ứng , ho .

Làm thuốc bổ sau khi đẻ , thuốc kích dục và dùng ngoài để điều trị bệnh ngoài da gồm vảy nến , vết thương , viêm , sưng tấy , loét và nhọt.

Chữa đái khó , đái đục , khí hư , mụn nhọt , viêm hạch bạch huyết , eczema mạn tính , co cứng chân , và đau cơ trong bệnh giang mai , ngộ độc thủy ngân , phối hợp với các dược liệu khác điều trị vảy nến

9. Cách dùng và liều dùng:

  • Dùng tẩy độc cơ thể , bổ dạ dày , khỏe gân cốt , làm cho ra mồ hôi , chữa đau khớp xương: Liều dùng là 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc hoặc liều cao hơn.
  • Lưu ý, kiêng kị: Không nên uống nước chè khi dùng thuốc, không dùng cho người có can thận âm hư

10. Một số bài thuốc từ cây dược liệu Khúc Khắc – Thổ Phục Linh

Chữa phong thấp, thấp khớp:

  1. Thổ phục linh 20g , hy thiêm , cỏ nhọ nồi , mỗi vị 16g , ngưu tất , ngải cứu, thương nhĩ tử , mỗi vị 12g . Sắc uống ngày một thang
  2. Thổ phục linh 16g , rễ tầm xuân , rễ bưởi bung , rễ cỏ xước , mỗi vị 12g , rễ gấc , lá cốt xay , lá lốt , mỗi vị 8g , rễ gai tâm xoong 4g . Sắc uống
  3. Thổ phục linh 20g , hy thiêm , ngưu tất , lá lốt , mỗi vị 12g , sắc uống ngày một thang
  4. Thổ phục linh 20g , cốt toái bổ 10g , thiên niên kiện , đương quy đều 8g , bạch chỉ 6g , sắc uống này 1 thang
  5. Thổ phục linh , hy thiêm , ngưu tất , cà gai leo , mỗi vị 12g , ích mẫu , hương phụ , ké đầu ngựa , mỗi vị 16g , sắc uống.
  6. Thổ phục linh , xấu hổ , cà gai leo , cỏ xước , kê huyết đằng , rễ cỏ tranh , mỗi vị 16g , sắc uống ngày một thang

Chữa nước ăn chân, tổ đỉa:

  1. Thổ phục linh 20g , lá lốt 20g , vỏ núc nác ( tẩm rượu , sao ) 16g , rễ cỏ xước ( sao ) 16g , kim ngân hoa 16g , rễ gấc ( sao ) 12g , sắc , người lớn uống cả một lần , trẻ em chia 2 -3 lần uống trong ngày
  2. Thổ phục linh , hạ khô thảo , ké đầu ngựa , mỗi vị 50g , vỏ núc nác , khổ sâm mỗi vị 30g , sinh địa 20g , dành dành 15g , Làm thành dạng viên ngày uống 20 -25g
  3. Thổ phục linh 40g , kế đầu ngựa , ý dĩ , tỳ giải , mỗi vị 16g , sắc uống ngày một thang

 Chữa mụn nhọt, chốc lở:

  1. Thổ phục linh 15g , sài đất 40g , kim ngân 20g , sinh địa 20g , ké đầu ngựa 15g , cam thảo dây 15g , sắc uống ngày một thang trong 5 -7 ngày.
  2. Thổ phục linh , kim ngân hoa , ý dĩ , mai mực , hoạt thạch , da con chồn hương , bổ cu vẽ , đều bằng nhau . Sắc uống
  3. Thổ phục linh , kim ngân , bồ công anh , mỗi vị 12g , mã đề , cam thảo nam , mỗi vị 10g , ké đầu ngựa , hoa kinh giới , mỗi vị 8g . Sắc uống ngày một thang

Chữa vảy nến:

  1. Thổ phục linh 40g , hà thủ ô , đương quy , mỗi vị 20g , khương hoạt , ké đầu ngựa , sinh địa , mỗi vị 16g, huyền sâm , uy linh tiên , mỗi vị 12g , sắc uống ngày 1 thang
  2. Thổ phục linh 40g , cải trời 80g , sắc chia 3 -4 lần uống trong ngày

Điều trị phối hợp với bôi các thuốc mỡ của y học hiện đại

Chữa giang mai, ngứa dai dẳng:

  1. Thổ phục linh 40g , vỏ núc nác 30g , ké đầu ngựa , cam thảo dây , mỗi vị 15g , sắc uống ngày một thang
  2. Thổ phục linh 40g , hà thủ ô 16g , vỏ núc nác 16g , ké đầu ngựa 12g , gai bồ kết đốt tồn tính 8g , sắc uống
  3. Thổ phục linh ( sao ) 40g , bồ kết 7 hạt . Sắc uống thay nước chè hàng ngày

Chữa chứng lở sâu vào xương cỏ mủ

  1. Thổ phục linh 40g , kinh giới 60g , kim cang , rung rúc , bổ cu vẽ , tầm gửi cây dâu , mỗi vị 40g , rễ cà pháo 28g , mộc thông , đỗ trọng , kim ngân hoa , mỗi vị 12g , phòng phong 8g , cam thảo , xạ can , lá táo , mỗi vị 4g . Sắc uống làm 2 lần trong ngày

Chữa nối hạch 2 bên âm hộ , nóng rát đau nhức:

  1. Thổ phục linh , rễ quýt rừng , rễ bươm bướm , mỗi vị 20g , sắc uống trong ngày

Chữa tràng nhạc vỡ loét ( lao hạch ):

  1. Thổ phục linh 20g , nấu nước uống thay nước chè hàng ngày , hoặc tán bột hòa với cháo ăn

Thuốc rửa âm đạo ( trong điều trị sa sinh dịch phối hợp với thuốc uống khác ):

  1. Thổ phục linh , bồ công anh , khổ sâm , mỗi vị 10g , phèn phi 25g , sắc nước rửa âm đạo cách ngày một lần

Chữa bệnh chân voi ( kết hợp với thuốc y học hiện đại ):

  1. Thổ phục linh, kim ngân hoa , hạt mã đề , kinh giới hoa , cát căn , tỳ giải , bồ công anh mỗi vị 15g , cam thảo 4g , sắc uống ngày một thang

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng:

  1. Thổ phục linh , bồ công anh , mỗi vị 16g , nghệ vàng , kim ngân , mỗi vị 12g , lá độc lực , vỏ bưởi bung , mỗi vị 8g , sắc uống ngày một thang

Chữa ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp :

  1. Thổ phục linh 12g , sài đất 20g , sinh địa , cam thảo dây , mạch môn , mỗi vị 12g , kim ngân hoa 8g , sắc uống ngày một thang

Chữa bệnh ngoài da:

  1. Thổ phục linh 16g , tầm gửi 20g , ý dĩ sao 16g , trạch tả , ngưu tất ,mỗi vị 12g , bán hạ chế , cam thảo , thạch xương bồ , bạch chỉ , xuyên khung , mỗi vị 8g , sắc uống ngày một thang

Chữa dị ứng mẩn ngứa mày đay:

  1. Thổ phục linh 20g , sinh địa , liên kiều , ngưu bang tử , ké đầu ngựa , kim ngân hoa , cam thảo dây , mỗi vị 10g , sắc uống ngày một thang

Chữa thấp tim , khớp xương đau mỏi ở trẻ em:

  1. Thổ phục linh 20g , huyền sâm , mạch môn , ngưu tất ,cẩu tích , hạt muống sao , mỗi vị 12g , độc hoạt , liên tâm , táo nhân , đơn bì , bạch thược , mỗi vị 6g , sắc uống , nếu sưng khớp thì gia hoàng đằng 6g , bạch chỉ 2g cùng sắc

Chữa viêm cầu thận cấp tính:

  1. Thổ phục linh 20g , mã đề 30g , rễ cỏ tranh , cỏ mần trầu , lá cối xay , mỗi vị 20g , sắc uống ngày một thang

Chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm khuẩn

  1. Thổ phục linh 12g , kim ngân hoa , bồ công anh , mỗi vị 16g , ké đầu ngựa , xuyên khung , đan sâm , ngưu tất , mỗi vị 12g , sắc uống ngày một thang

Chữa quai bị

  1. Thổ phục linh 12 g , sài đất 20g , bồ công anh 16g , kinh giới , kim ngân mỗi vị 12g , sài hồ 10g , chỉ xác , cam thảo nam , mỗi vị 8g , bạc hà 6g , sắc uống ngày 1 thang

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Đặc điểm bột dược liệu:

Màu nâu nhạt, có rất nhiều hạt tinh bột. Hạt đơn hình cầu, hình đa giác hoặc hình vuông, đường kính 8 – 48mm, rốn có dạng kẽ nứt, hình sao, hình chữ Y hoặc dạng điểm. Hạt lớn có thể thấy gợn vân. Hạt kép có từ 2 – 4 hạt hợp thành. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 40 -144mm, ở trong tế bào chứa chất nhày hoặc nằm rải rác khắp nơi. Tế bào mô cứng dạng bầu dục, vuông hay tam giác, đường kính 25 – 128mm, có dày đặc ống lỗ, ngoài ra có tế bào mô cứng màu nâu thẫm dạng sợi dày, dài, đường kính 50mm, 3 mặt thành dày, 1 mặt mỏng. Những sợi họp thành bó hoặc nằm rải rác, đường kính 22 – 67mm. Có nhiều ống mạch điểm và những quản bào, đa số có  mạch điểm kéo dài thành hình thang.

2. Tiêu chuẩn đánh giá khác nhau:

  •  Độ ẩm: Không quá 13,0 %
  • Tạp chất:
  • Tỷ lệ non xốp: Không quá 2,0%.
  • Tạp chất khác: Không quá 1,0%.
  • Tro toàn phần: Không quá 5,0%.
  • Tro không tan trong acid: Không quá 1,0%.
  • Chất chiết được trong dược liệu: Không ít hơn 15,0% .Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Dược điển Việt Nam IV
  • Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1 , 2
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam –Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img