Dược liệu Thuyền Thoái
- Tên khoa học: Periostracum Cicadidae
- Tên gọi khác: thuyền thoái, thiền thoái, thiền xác, thiền thuế
- Tính vị, quy kinh: vị mặn, ngọt, tính hàn , quy kinh: can và phế
- Bộ phận dùng: xác ve
- Đặc điểm sản phẩm: Thuyền thoái hình bầu dục, hơi cong. Mặt ngoài màu nâu vàng. Đầu có một đôi râu dạng sợi, hai mắt lồi mọc ngang, trán lồi ra ở phía trước, miệng rộng. Ở lưng có vết nứt hình chữ thập, hai bên sống lưng có hai đôi cánh nhỏ, ở ngực và phía bụng có 3 đôi chân phủ lông nhỏ màu nâu vàng. Thể nhẹ, chất mỏng, trong rỗng, dễ vỡ. Không mùi, vị nhạt.
- Phân bố vùng miền:
– Vùng rừng núi , các thành phố, ở những nơi có cây to. - Thời gian thu hoạch: mùa hè
Mô tả dược liệu Thuyền Thoái
Thuyền thoái là xác lột (Periostracum Cicadae) của con ve sầu (Cryptotympana pustulata Fabricius) thuộc họ Ve sầu (Cicadae). Vị mạên ngọt, tính hàn qui kinh Phế, Can. Còn có tên khác là Thiền thuế, Thuyền thoái, Thiền y.
Ve sầu phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới, thường sống trên các cây to. Ở nước ta, ve sầu có ở hầu khắp các vùng miền, từ Bắc đến Nam, nhất là ở vùng rừng núi và các thành phố, các miền quê. Ve phát triển mạnh về mùa hè, với tiếng kêu của những chú ve sầu đực râm ran cả một vùng trời, được coi như tín hiệu báo về những ngày nghỉ hè của học sinh đã đến.
Thành phần chủ yếu:
- Hoạt chất chưa rõ, chỉ biết trong xác ve ở Thượng hải thấy có 7,86% nitơ, 14,57% tro.
Tác dụng dược lý:
- Tán phong nhiệt, thấu chẩn, giải kinh ( chống co giật), thối ế ( làm tan màng thịt ở mắt) theo dược lý Đông y.
- Có tác dụng chống co giật trên động vật thực nghiệm.
Theo đông y: thuyền thoái có vị mặn, ngọt, tính hơi hàn. Quy vào kinh can, phế, có tác dụng phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, giải kinh, tuyên phế, thấu đậu chẩn, phong chẩn, phá thương phong, tiêu viêm, tiêu phù thũng.
Bài thuốc với dược liệu Thuyền Thoái
Chữa trẻ em cảm sốt: Viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản thường phối hợp với các vị thuốc thanh nhiệt giải độc:
- Kinh giới tuệ 4g, Kim ngân hoa 12g, Hoàng cầm 8g, Ngưu bàng tử 8g, Cát cánh 6g, Cam thảo 3g. Trị trẻ em viêm họng, ho sốt. Trường hợp sốt cao gia Thạch cao 16g, Liên kiều 6g, mất tiếng gia Bàng đại hải ( quả lười ươi) 1 – 2 quả. Trường hợp trẻ sốt đêm quấy khóc gia Đăng tâm 2g, Táo nhân 8g, nghi mọc sởi gia Thăng ma 6g, Cát căn 12g, sắc nước uống.
Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: mắt sưng đau đỏ kết hợp các loại thuốc thanh can giải độc, dùng bài:
- Kim ngân hoa 12g, Long đảm thảo 12g, Thảo quyết minh 12g, Liên kiều 10g, Địa hoàng tươi 12g, Thuyền thoái 2 – 4g, Cúc hoa 12g, Đăng tâm 4g, sắc uống.
Trị màng mộng ở mắt: dùng bài: Thuyền thoái vô tỷ tán ( Ngân hải tinh vi)
- Thuyền thoái ( bỏ đàu chân) 3g, Xà thối ( xác rắn) 3g, Bạch tật lê 12g, Thạch quyết minh 20g, Phòng phong 12g, Thương truật 8g, Đương qui 8g, Xuyên khung 4g, Xích thược 12g, Chích thảo 4g, sắc nước uống.
Trị uốn ván ( phá thương phong): dùng bài Ngũ hổ truy phong thang
- Thuyền thoái 32g, Chế nam tinh 8g, Minh thiên ma 8g, Toàn yết (cả đuôi) 7 con, Cương tằm sao 7 con, sắc nước uống ngày 1 thang trong 3 ngày liền ( Báo cáo Trung y chữa 27 ca uốn ván. Tạp chí Y học Trung hoa 4: (10)1956.
Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh uốn ván:
- Xác ve sầu 40g, Nam tinh chế 8g, Thiên ma 8g, Bọ cạp 29g, Cương tàm sao 2g, các vị tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 2 – 4g. Trẻ em mỗi tối uống 1g cách 2 giờ uống một lần.
Chữa viêm cầu thận mạn:
- Thuyền thoái 20g, Bố tra diệp 40g, Ích mẫu thảo 40g, Tô diệp 20g, Tiêm bình lang 20g, sắc nước uống.
Liều thường dùng: 2 – 20g.
Chú ý lúc dùng thuốc:
- Thuốc nhẹ thường dùng lượng ít nhưng đối với trường hợp trị viêm cầu thận mạn, uốn ván cần dùng liều cao mới có hiệu nghiệm.
- Dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai vì theo sách cổ ( Biệt lục) thuốc có tác dụng dục sản.