Dược liệu Qua Lâu Nhân
- Tên khoa học: Semen Trichosanthis
- Tên gọi khác: dưa trời, dưa nút, hoa bát, vương qua, dây bạc bát, bát bát trâu , thau ca.
- Tính vị, quy kinh: ngọt, đắng, lạnh. Quy vào các kinh phế, vị, đại tràng.
- Bộ phận dùng: hạt
- Đặc điểm sản phẩm: Hạt qua lâu hình bầu dục dẹp, phẳng. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, trơn nhẵn. Xung quanh mép hạt có rãnh tròn. Đỉnh hạt tương đối nhọn, có rốn hình điểm, lõm xuống. Đáy hạt tròn tù. Vỏ hạt ngoài cứng, màu trắng vàng, chứa nhiều dầu. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt dịu, hơi đắng.
- Phân bố vùng miền: Thế giới: phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới, từ Srilanca, Ấn Độ , Pakistan, Mianma, Trung Quốc,
- Thời gian thu hoạch: mùa thu
I. THÔNG TIN CHI TIẾT
1. Mô tả thực vật
Cây Qua Lâu: Dây leo, lá mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thùy (trông như lá cây Bí ngô). Hoa đơn tính màu trắng. Quả dài 8-10cm, đường kính 5-7cm, vỏ quả màu xanh, có vằn trắng dọc theo quả, khi chín màu đỏ. Trong quả có nhiều hạt hình trứng dẹt, dài 1,2-1,5cm, rộng 6-10mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt.
2. Phân bố
- Thế giới: phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới, từ Srilanca, Ấn Độ , Pakistan, Mianma, Trung Quốc.
3. Bộ phận dùng
Hạt đã phơi hay say khô của cây qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim.) hoặc cây Song biên qua lâu (Trichosanthes rosthornii Harms), họ Bí (Cucurbitaceae).
4. Thu hái, chế biến và bảo quản
- Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bổ quả, lấy hạt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Qua lâu tử: Loại bỏ tạp chất và hạt lép hỏng, rửa sạch, phơi khô, giã nát khi dùng.
- Chế biến: Qua lâu tử sao: Lấy Qua lâu tử sạch, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi hạt phồng lên, lấy ra để nguội. Khi dùng giã vụn.
- Bảo quản: Nơi khô mát, tránh mốc mọt.
5. Mô tả dược liệu Qua Lâu Nhân
Hạt qua lâu hình bầu dục dẹp, phẳng, dài 12 – 15 mm, rộng 6 – 10 mm, dày 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, trơn nhẵn. Xung quanh mép hạt có rãnh tròn. Đỉnh hạt tương đối nhọn, có rốn hình điểm, lõm xuống. Đáy hạt tròn tù. Vỏ hạt ngoài cứng, vỏ hạt trong là màng mỏng, màu lục xám, bọc lấy 2 lá mầm dày, màu trắng vàng, chứa nhiều dầu. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt dịu, hơi đắng.
Hạt Song biên qua lâu tương đối to hơn hạt Qua lâu và dẹp hơn, dài 15 – 25 mm, rộng 8 – 14 mm, dày 2,5 – 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu. Mép hạt có rãnh rõ, tương đối sâu vào trong. Đỉnh hạt rộng và phẳng hơn.
6. Thành phần hóa học
- Saponin, Triterpenoid, Acid hữu cơ, Resin, Đường, Dầu béo.
- Qua lâu nhân có dầu béo, trong đó có nhiều loại Cholesterol. Qua lâu bì có nhiều loại acid amin và chất giống Alcaloid. Trong rễ Qua lâu có rất nhiều tinh bột. Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có 1% Saponozid (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
7. Phân biệt thật giả
..
8. Công dụng – Tác dụng
- Tác dụng: Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.
- Công dụng: Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.
9. Cách dùng và liều dùng
- Ngày dùng 9 – 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.
10. Lưu ý, kiêng kị
- Phản Ô đầu, Phụ tử, và Thiên hùng.
Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Qua Lâu Nhân
Trị viêm Phế quản thể đờm nhiệt, ngực đau do đờm hoặc áp xe phỏi:
- Qua lâu thực 12g, Bán hạ 10g, Hoàng liên 4g. Sắc uống (Tiểu Hãm Hung Thang – Thương Hàn Luận).
Trị chứng hung tý không nằm được:
- Qua lâu, Giới bạch, Bán hạ, Rươu trắng, sắc uống (Qua Lâu Giới Bạch Bán Hạ Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị bệnh động mạch vành:
- Dùng Qua lâu chế thành viên, ngày 3 lần, mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương 31,2g thuốc sống). Đã trị 100 ca và theo dõi từ 2 tuần đến 14 thang. Kết quả: Có kết quả lâm sàng 76%, kết quả điện tâm đồ 52,9% (Tổ phòûngtị bệnh động mạch vành, Bệnh viện Nhân Dân số 3, trực thuộc Học Viện Y số 2, Thượng Hải – Tân Y Dược Học Tạp Chí 1974, 9 : 47).
Trị phế ung:
- Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân đều 15g, Cát cánh 10g, Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị tuyến vú viêm, sưng đau”
- Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị táo bón:
- Qua lâu thực 15g, Cam thảo 3g (có thể thêm ít Mật ong). Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị phụ nữ ít sữa cho con bú:
- Thiên hoa phấn đốt tồn tính, tán bột, ngày uống 16~20g (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Chữa mụn nhọt lâu ngày:
Chữa sốt nóng do viêm họng, da vàng, miệng khô khát:
- Thiên hoa phấn 8g, rễ cây ké lớn đầu 8g, sắc uống trong ngày.
Chữa viêm amidan mạn tính:
- Thiên hoa phấn 8g, sinh địa 16g, hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất (mỗi vị 12g), sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì (mỗi vị 8g), xạ can 6g. Sắc uống trong ngày.
Chữa tắc tia sữa:
- Thiên hoa phấn 8g, bạch thược 12g, sài hồ, đương quy xuyên sơn giáp (mỗi vị 8g), thanh bì, cát cánh, thông thảo (mỗi vị 6g). Sắc uống trong ngày.
II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU
1. Đinh tính
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
- Bản mỏng: Silica gel GF254.
- Dung môi khai triển: Cyclohexan : ethyl acetat (5 : 1).
- Dung dịch thử: Cho 1 g dược liệu vào bình nón, chiết với 10 ml ether dầu hoả (60 – 90 0C) (TT) trong 10 phút ở bể rửa siêu âm, lọc. lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
- Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột quả Qua lâu (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, xuất hiện ít nhất 3 vết tắt quang tương đương với các vết ở sắc đồ của dung dịch đối chiếu. Các vết này chuyển sang màu nâu xám khi tiếp tục phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT).
2. Tạp chất
- Tỷ lệ hạt thối lép: không quá 5% (Phụ lục 12.11).
3. Các chỉ tiêu đánh giá khác
Độ ẩm
- Không quá 10% (Phụ lục 12.13).
Tro toàn phần
- Không được quá 3% (Phụ lục 9.8).
Chất chiết được trong dược liệu
- Không dưới 20,0%, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).
- Cân chính xác 4 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh. Dùng ether dầu hoả (60-900C) (TT) làm dung môi.Dịch thu được đem cô giảm áp đến cắn có khối lượng không đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
- Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
- Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006