Đạm Trúc Diệp

Dược liệu: Đạm Trúc Diệp

  1. Tên khoa học: Herba Lophatheri.
  2. Tên gọi khác: Cỏ lá tre.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính hàn. Vào các kinh tâm, phế, tiểu trường.
  4. Bộ phận dùng: Toàn cây đã cắt bỏ rễ con phơi hay sấy khô của cây Đạm trúc diệp.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân hình trụ, có đốt, mặt ngoài màu lục vàng, rỗng ở giữa. Bẹ lá mở tách ra. Phiến lá nguyên hình mác, mặt trên của lá màu lục nhạt hoặc màu lục vàng, các gân chính song song, gân nhỏ nằm ngang thành hình mạng lưới, với các mắt lưới hình chữ nhật, mặt dưới rõ hơn. Thể nhẹ, mềm dẻo. Mùi nhẹ, vị nhạt.
  6. Phân bố vùng miền:
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào mùa hè khi cây chưa nở hoa.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật Đạm Trúc Diệp

Cỏ sống dai lâu năm, thân dài 0,3-0,6m, thẳng đứng hay hơi bò. Rễ phình thành củ, hình chùm. Lá mềm, xếp cách nhau, hình bầu dục dài, nhọn đầu, tròn hay hình nêm ở gốc, trông giống như lá tre, nhẵn ở mặt dưới, có lông trên gân ở mặt trên, mép nhẵn, bẹ lá nhẵn, dài, mềm nhẵn hay có lông ở mép, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa hình bông (chùy) thưa dài 10-30cm. Bông nhỏ hình mũi mác, cuống dài mảnh mang trên hoa lưỡng tính 8-9 mày nhỏ rỗng và cuộn lại. Nhị 2-3, bao phấn hình thoi cây ra hoa từ tháng 3-11.

đạm trúc diệp
Đạm trúc diệp

2. Phân bố:

  • Việt Nam: mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhưng nhiều nhất là ở những vùng rừng thưa và đồi cỏ.

3. Bộ phận dùng:

  • Toàn cây đã cắt bỏ rễ con phơi hay sấy khô của cây Đạm trúc diệp.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa hè khi cây chưa nở hoa, cắt lấy phần trên mặt đất, rửa sạch. Loại bỏ tạp chất và rễ, cắt khúc, sàng sạch bụi bám, phơi hay sấy khô.
  • Chế biến: Dùng tươi: rửa sạch, sắc uống. Dùng khô: rửa sạch, thái ngắn 2 – 3cm, phơi khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô.

5. Mô tả dược liệu Đạm Trúc Diệp

Thân dài 25 – 75cm, hình trụ, có đốt, mặt ngoài màu lục vàng, rỗng ở giữa. Bẹ lá mở tách ra. Phiến lá nguyên hình mác, dài 5 – 20cm, rộng 1- 3,5cm, đôi khi bị nhàu và cuộn lại, mặt trên của lá màu lục nhạt hoặc màu lục vàng, các gân chính song song, gân nhỏ nằm ngang thành hình mạng lưới, với các mắt lưới hình chữ nhật, mặt dưới rõ hơn. Thể nhẹ, mềm dẻo. Mùi nhẹ, vị nhạt.

6. Thành phần hóa học:

  • Acid hữu cơ

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu.
  • Công dụng: Trị nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 6 – 9g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

9. Lưu ý, kiêng kị :

  • Phụ nữ có thai không nên dùng.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

Lá: Biểu bì trên và dưới có từng quãng tế bào to chứa nước xen lẫn với từng quãng tế bào biểu bì nhỏ, có lỗ khí và lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn. Mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh có thành mỏng. Nhiều bó libe-gỗ xếp rời nhau theo hình vòng cung gần biểu bì dưới. Mỗi bó libe-gỗ gồm có vòng nội bì bao bọc xung quanh, libe ở giữa có vòng mô cứng bao bọc, gỗ nằm sát libe có 3 mạch gỗ to xếp thành hình chữ V, đặt trong mô mềm gỗ. Xen kẽ với các bó libe-gỗ này có nhiều bó libe-gỗ nhỏ hơn. Nhiều đám mô cứng rời nhau, nằm sát biểu bì trên và dưới ở phiến và gân lá. Ở biểu bì dưới đám mô cứng ứng với bó libe-gỗ nhỏ, có khi nối liền 1 số bó libe-gỗ ở giữa với biểu bì dưới.

2. Bột:

Màu vàng lục. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào hình chữ nhật, hay gần vuông, thành lượn sóng, mang lông che chở và lỗ khí. Biểu bì dưới có tế bào thành lượn sóng nhiều và nhiều lỗ khí hơn biểu bì trên. Lỗ khí hình thoi ngắn, khe lỗ khí hai đầu phình to, giữa thắt lại hình quả tạ. Lông che chở gồm hai loại: lông đơn bào dài, đầu thuôn nhọn, gốc hẹp và nhô lên, ít gặp; lông đơn bào ngắn, đầu thuôn nhỏ, gốc phình to, có nhiều trên các đường gân. Sợi dài đầu thuôn nhọn, có loại màng hơi dày khoang rộng; có loại thành dày, khoang hẹp. Sợi mô cứng hình thoi, thành dày (ít gặp). Tế bào hình chữ nhật, thành dày. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 12 % (Phụ lục 9.6, 1g, 1050C, 4 giờ).
  • Tạp chất: Không quá 1 % (Phụ lục 12.11).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Bài thuốc với Đạm Trúc Diệp

Theo Đông y, đạm trúc diệp vị ngọt, tính hơi hàn, quy kinh tâm, tiểu trường và bàng quang. Tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, tiêu viêm, giải độc và lợi niệu. Bộ phận dùng làm thuốc: toàn cây, bỏ gốc và rễ. Thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bài 1: Chữa các chứng nhiệt, sốt, ra nhiều mồ hôi làm cho khí, âm lưỡng thương, miệng khô, môi ráo, tâm phiền, người hư nhược.

Bài 2: Chữa sốt nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi:

  • đạm trúc diệp 12g, cát căn 20g hoặc thạch cao 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài 3: Trường hợp kinh tâm bị thực nhiệt dẫn đến phiền nhiệt, nước tiểu đỏ, sốt cao, niêm mạc miệng lở loét do vị hỏa bốc lên:

Bài 4: Chữa chứng phong ôn sơ khởi, tà nhiệt nhập vào phế vệ đau đầu, sốt sợ lạnh, không ra mồ hôi, mình nóng, đau họng, miệng khát.

Bài 5: Chữa chứng thấp nhiệt uất ở phần khí, đàm trọc che lấp tâm bào, mê man, nói nhảm.

Bài 6: Trường hợp thử tà tổn thương tân dịch và khí, sốt có mồ hôi, chân tay rời rã, nước tiểu vàng, mạch hư vô lực.

Bài 7: Chữa viêm niệu đạo tiểu tiện ngắn đỏ, đái buốt, đái dắt, nước tiểu ít:

  • đạm trúc diệp 20g, thông thảo 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh cam thảo 6g, hoàng bá 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.
  • Hoặc đạm trúc diệp 20g, mộc thông 10g, kim ngân hoa 12g, sinh địa 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 8: Trường hợp bị ngộ độc do ăn uống:

  • đạm trúc diệp 10g, lá thường sơn 10g, lá đơn răng cưa 10g, lá găng trắng 10g. Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít nước sôi, gạn, lọc rồi uống ngày 3 lần.

Một số bài thuốc có đạm trúc diệp theo SucKhoeDoiSong

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img